Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 2 - Đề số 2
Đề bài
Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn
-
B.
Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp
-
C.
Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp
-
D.
Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
-
A.
Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
-
B.
Tổ chức phản công để phá vòng vây
-
C.
Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
-
D.
Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
-
A.
Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.
-
B.
Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
-
C.
So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
-
D.
Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?
-
A.
Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán
-
B.
Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp
-
C.
Tập trung lực lượng đánh Pháp
-
D.
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước
Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
-
A.
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
-
B.
Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
-
C.
Sự ra đời của chiếu Cần Vương
-
D.
Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt
Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?
-
A.
Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo
-
B.
Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp
-
C.
Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam
-
D.
Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
-
A.
Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
-
B.
Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
-
C.
Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp
-
D.
Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
-
A.
Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp
-
B.
Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất
-
C.
Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam
-
D.
Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
-
A.
Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
-
B.
Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
-
C.
Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
-
D.
Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?
-
A.
Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
-
B.
Vai trò của giai cấp lãnh đạo
-
C.
Vấn đề đoàn kết quốc tế
-
D.
Phương thức tác chiến
Lời giải và đáp án
Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
-
A.
Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn
-
B.
Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp
-
C.
Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp
-
D.
Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam
Đáp án : A
Lo sợ trước bước chân xâm lược của thực dân phương Tây, ngoài việc thực hiện chính sách đóng cửa nhà Nguyễn còn cấm đạo, giết đạo, tàn sát đạo vì cho rằng các giáo sĩ đang lấy danh nghĩa truyền đạo để ngấm ngầm thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc mà còn là cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam.
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
-
A.
Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
-
B.
Tổ chức phản công để phá vòng vây
-
C.
Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
-
D.
Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
Đáp án : C
Trong bối cảnh so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch, để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã 2 lần chủ động xin giảng hòa với thực dân Pháp vào tháng 10-1894 và tháng 12-1897
Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?
-
A.
Thực dân Pháp đe dọa đưa quân đánh kinh thành Huế.
-
B.
Vì sợ phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
-
C.
So sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta.
-
D.
Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết.
Đáp án : D
Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn kĩ với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là do những nguyên nhân sau:
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?
-
A.
Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán
-
B.
Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp
-
C.
Tập trung lực lượng đánh Pháp
-
D.
Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước
Đáp án : A
Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán
Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
-
A.
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
-
B.
Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp
-
C.
Sự ra đời của chiếu Cần Vương
-
D.
Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt
Đáp án : D
Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương để suy luận trả lời.
Sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang ở Việt Nam (1858- 1884), thực dân Pháp bắt tay vào thời kì bình định, tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt. Đây chính là động lực, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương
Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?
-
A.
Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo
-
B.
Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp
-
C.
Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam
-
D.
Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì
Đáp án : D
Sau khi củng cố được bộ máy thống trị ở miền Đông Nam Kì, áp đặt nền bảo hộ ở Campuchia, thực dân Pháp hướng đến xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Lấy cớ triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì, ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo quân đến trước thành Vĩnh Long
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
-
A.
Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
-
B.
Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
-
C.
Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp
-
D.
Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Đáp án : D
Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), ngăn trở người Pháp đi lại buôn bán trên sông Hồng, cấm đạo, giết đạo …để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai.
Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?
-
A.
Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp
-
B.
Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất
-
C.
Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam
-
D.
Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn
Đáp án : A
Dựa vào bối cảnh lịch sử nước Pháp cuối thế kỉ XIX để đánh giá, nhận xét
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
-
A.
Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
-
B.
Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
-
C.
Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
-
D.
Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
Đáp án : B
Phân tích hạn chế của các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX để trả lời
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là do thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến và có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào, đây cũng là hạn chế chung cho tất cả các phong trào đấu tranh thời kì này, yêu cầu đặt ta trong tình hình mới là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo, sau này là giai cấp công nhân.
Từ sự khác biệt giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý- Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn, theo anh (chị) đâu là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành bại của một cuộc chiến tranh?
-
A.
Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng
-
B.
Vai trò của giai cấp lãnh đạo
-
C.
Vấn đề đoàn kết quốc tế
-
D.
Phương thức tác chiến
Đáp án : B
Liên hệ cuộc kháng chiến thời Lý – Trần với cuộc kháng chiến dưới triều Nguyễn để trả lời.
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý - Trần với cuộc kháng chiến chống Pháp của triều Nguyễn là vai trò của giai cấp lãnh đạo. Nếu như thời Lý - Trần giai cấp lãnh đạo đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn để chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tập hợp tổ chức lực lượng kháng chiến, thì nhà Nguyễn lại không làm được điều này. Sự khác biệt đó đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả giữa các cuộc kháng chiến.
=> Như vậy, vai trò của giai cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành bại của một cuộc chiến tranh.