Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức>
Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Lựa chọn một trong các mô hình sau đây
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Đề bài
Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Lựa chọn một trong các mô hình sau đây:
- Mô hình trồng trọt hữu cơ
- Mô hình chăn nuôi tuần hoàn
- Mô hình nông nghiệp thông minh
- Mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí và mạng internet (Cổng thông tin điện tử các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…), đọc kĩ nội dung bài 4: Nông nghiệp.
- Viết báo cáo ngắn về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trong 4 mô hình đã cho.
Lời giải chi tiết
1. Mô hình trồng trọt hữu cơ
- Trồng trọt hữu cơ là một hình thức nông nghiệp bền vững đặc biệt, trong đó không sử dụng các loại phân bón và hóa chất hóa học độc hại. Thay vào đó, dựa vào các phương pháp tự nhiên để duy trì và cải thiện sự khỏe mạnh của đất đai, cây trồng, và hệ sinh thái nông nghiệp.
- Mô hình trồng trọt hữu cơ giữ cho đất đai và nước sạch từ các chất độc hại, không sử dụng hóa chất nhân tạo như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu. Thay vào đó, nó tập trung vào việc sử dụng phân bón hữu cơ và các phương pháp kiểm soát côn trùng bằng cách sử dụng các loài cây phát triển tự nhiên.
- Một số sản phẩm sản xuất từ mô hình trồng trọt hữu cơ như: lúa, các loại cây ăn quả,...
2. Mô hình chăn nuôi tuần hoàn
- Mô hình chăn nuôi tuần hoàn là một phương pháp chăn nuôi bền vững, trong đó các tài nguyên và chất thải được quản lý và tái sử dụng hiệu quả trong hệ thống nông trại.
- Mục tiêu của mô hình này là giảm thiểu chất thải, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chất thải từ chăn nuôi, như phân và nước thải, được xử lý và tái sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc phân bón hữu cơ, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
- Mô hình này giúp bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế ô nhiễm đất và nước, và bảo vệ đa dạng sinh học thông qua các biện pháp chăn nuôi bền vững. Sử dụng phân bón hữu cơ và các biện pháp chăn nuôi tự nhiên giúp sản phẩm chăn nuôi an toàn hơn và chất lượng cao hơn. Ngoài ra nó còn giúp tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu vào và tăng giá trị sản phẩm đầu ra nhờ việc tận dụng các chất thải và phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi. Một ví dụ điển hình của mô hình chăn nuôi tuần hoàn là trang trại "Pig Idea" ở Hà Lan.
3. Mô hình nông nghiệp thông minh
- Hiện nay, nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp 4.0 có thể hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,...); công nghệ sản xuất, bảo vệ sản phẩm an toàn (hữu cơ, theo GAP…); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi...gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (công nghệ thông tin).
- Việt Nam là nước mạnh về nông nghiệp, vị trí địa lý thuận lợi, giàu phù sa, kênh rạch chằng chịt mang lại nguồn nước tưới cho cây trồng, là điều kiện tiên quyết cho sản xuất nông nghiệp. Chủ trương về phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao đã được Đảng, Nhà nước triển khai khá sớm và khoa học công nghệ được coi là chìa khoá phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại. Chúng ta có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nền nông nghiệp. Từ năm 2008, sau khi hội nhập, nền nông nghiệp nước ta phát triển rất nhanh.
- Thực tế vài năm trở lại đây, khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được nhiều người chọn lựa, dù trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng nhiều người trong số họ đã thành công, trở thành những điển hình trong phong trào phát triển sản xuất kinh doanh giỏi ở mỗi địa phương.
4. Mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao
Mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao là phương thức sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài thủy sản áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao thu nhập và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường,…
Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt.
- Ứng dụng các công nghệ nuôi tiên tiến, tự động hóa và điều khiển quá trình nuôi bằng hệ thống máy móc, trang thiết bị và công nghệ thông tin
- Kiểm soát các yếu tố môi trường nuôi (nước, không khí, ánh sáng...) ở mức tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo an toàn sinh học.
- Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
- Bài 7: Công nghiệp SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 8: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 9: Dịch vụ SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 10: Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 5: Lâm nghiệp và thuỷ sản SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (2) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và Hiện tại SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (2) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và Hiện tại SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức