Bài 10: Thực hành: Tìm hiểu xu hướng phát triển ngành thương mại, du lịch SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức>
Phân tích một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch
Đề bài
Phân tích một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí và mạng internet về ngành thương mại, du lịch; đọc kĩ bài 9. Dịch vụ.
- Chỉ ra một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch.
Lời giải chi tiết
1. Một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại là:
- Phát triển thương mại điện tử: là hình thức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu hướng tại Việt Nam, là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm khép kín: sản xuất ra nguyên phụ liệu, sử dụng nguyên phụ liệu đó để làm ra sản phẩm cuối cùng từ đó sẽ tăng lợi thế cạnh tranh khi sản xuất trong nước cho đến xuất khẩu sang các thị trường thế giới
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương với các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng.
+ Xuất, nhập khẩu theo hướng chú trọng mở rộng thị trường ở các nước đang phát triển, các thị trường tiềm năng và thị trường mới nổi
2. Một số xu hướng phát triển mới trong ngành du lịch là:
- Xu hướng số hóa ngành du lịch ngày một trở nên phổ biến:
+ Các giải pháp công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và cung cấp hướng dẫn cho tất cả các quyết định du lịch
+ Ví dụ như đặt phòng khách sạn, lên máy bay, tàu xe… không tiếp xúc, đặt đồ ăn hoặc dịch vụ qua ứng dụng hoặc hỗ trợ nhân viên hướng dẫn qua ứng dụng di động hoặc trò chuyện
- Du lịch bền vững đóng vai trò thiết yếu: Du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhận thức rõ hơn về tác động của họ, không chỉ đối với môi trường mà còn về mặt xã hội và cộng đồng nơi họ sinh sống
- Đa dạng hóa loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, đặt cộng đồng làm trung tâm của mọi sự phát triển, đảm bảo rằng cộng đồng được tham gia, trao quyền và mang lại lợi ích
- Bài 9: Dịch vụ SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 8: Thực hành: Xác định các trung tâm công nghiệp chính ở nước ta SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 7: Công nghiệp SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về một mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 5: Lâm nghiệp và thuỷ sản SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (2) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và Hiện tại SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (2) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và Hiện tại SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức