Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức>
Hai hình dưới đây gợi cho em liền tưởng đến sự kiện nào của thế giới trong thế kỉ XX? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của sự kiện đó.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Mở đầu
Hai hình dưới đây gợi cho em liền tưởng đến sự kiện nào của thế giới trong thế kỉ XX? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của sự kiện đó.
Phương pháp giải:
- Quan sát hai hình ảnh 4.1 và 4.2 (SGK trang 18) kết hợp tham khảo báo ,sách và internet.
- Chỉ ra hai hình ảnh của sự kiện nào của thế giới trong thế kỉ XX (chú ý năm xảy ra sự kiện); những hiểu biết của em về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của sự kiện đó.
Lời giải chi tiết:
- Hai hình ảnh trên đề cập đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong đế quốc chủ nghĩa.
+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Vecsai - Oasinhton không còn phù hợp .
+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản.
+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.
- Diễn biến chính: Chiến tranh thế giới thứ hai chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ và lan rộng ở Châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941)
+ Giai đoạn 2: Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (tháng 6/1941 tới tháng 11/1945)
- Hậu quả: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
+ Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với các nước trực tiếp tham gia mà cả các nước không tham gia. Các hoạt động chính trị, kinh tế và đời sống xã hội của người dân bị đe doạ, không ổn định.
+ Khiến hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị cuốn vào chiến tranh, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại 4000 tỉ Đô, gấp mười lần so với chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
?mục 1
Hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1. Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai (SGK trang 18).
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa phát xít và quân phiệt ở Đức và Nhật Bản. Cùng với I-ta-li-a , các thế lực này là thủ phạm gây ra chiến tranh.
+ Hai khối dân chủ (Anh, Pháp,..) và khối phát xít (Đức, Nhật Bản,…) đều có chung mẫu thuẫn với Liên Xô.
?mục 2 a
Trình bày diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2.a) Diễn biến chính (SGK trang 19+20).
- Chỉ ra diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai ( Giai đoạn I: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng khắp thế giới ; Giai đoạn II: Quân Đồng minh chuyển sang phản công, chiến tranh kết thúc).
Lời giải chi tiết:
- Giai đoạn I: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng khắp thế giới (1/9/1939 – tháng 11/1942)
+ Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Ngày 3/9/1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới bắt đầu.
+ Từ tháng 4 đến tháng 7/1940, Đức đánh chiếm Pháp, tấn công Anh.
+ Mùa hè 1941, Đức chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu.
+ Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô trên dọc tuyến biên giới phía tây. Đến tháng 10, Đức uy hiếp Thủ đô Mát-xcơ-va.
+ Tháng 12/1941, Nhật Bản tấn công căn cứ Trân Châu cảng của Mỹ ở Thái Bình Dương, Mỹ chính thức tham gia vào chiến tranh. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
+ Tháng 1/1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập với ba trụ cột là Liên Xô, Mỹ, Anh.
- Giai đoạn II: Quân Đồng minh chuyển sang phản công, chiến tranh kết thúc (tháng 11/1942 đến tháng 8/1945)
+ Từ tháng 1/1942 đến tháng 2/1943, Liên Xô phản công và giành thắng lợi trước quân phát xít tại thành phố Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh: từ phòng ngự chuyển sang phản công.
+ Tháng 6/1944, liên quân Mỹ, Anh và Đồng minh đổ bộ vào Noóc-măng-đi (Bắc Pháp), mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng nước Pháp.
+ Ngày 16/4/1945, quân đội Liên Xô mở chiến dịch công phá Béc-lin (Đức).
+ Ngày 9/5/1945, Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
+ Ngày 6 và ngày 9/8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.
+ Ngày 8/8/1945, Liên Xô mở cuộc tấn công quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
+ Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
?mục 2 b
Phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2.b Hậu quả của chiến tranh (SGK trang 20) .
- Chỉ ra hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại (nếu thêm 1 vài số liệu thực tế) .
Lời giải chi tiết:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít.
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra hậu quả vô cùng nặng nề, nền kinh tế thế giới bị thiệt hại; nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở sản xuất công nghiệp bị tàn phá.
+ Khiến hơn 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD.
+ …….
?mục 3 1
Vì sao phát xít Đức, I-ta-li-a và quân phiệt Nhật Bản bị tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít (phần nguyên nhân thắng lợi) (SGK trang 21) .
- Chỉ ra nguyên nhân khiến phát xít Đức, I-ta-li-a và quân phiệt Nhật Bản bị tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải chi tiết:
- Nguyên nhân khiến phát xít Đức, I-ta-li-a và quân phiệt Nhật Bản bị tiêu diệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra, đồng thời là cuộc chiến tranh chính nghĩa của phe Đồng minh, của các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
+ Các dân tộc, toàn thể nhân loại tiến bộ luôn đoàn kết, kiên cường, sát cánh cùng lực lượng Đồng minh chiến đấu vì nền hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...
+ Tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của quân đội các nước Đồng minh, đặc biệt là của Hồng quân Liên Xô là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi.
?mục 3 2
Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít (phần ý nghĩa) (SGK trang 21) .
- Chỉ ra ý nghĩa lịch sử thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa:
+ Giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít, tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh.
+ Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển.
?mục 3 3
Liên Xô và các nước Đồng minh có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít (phần vai trò) (SGK trang 21) .
- Chỉ ra vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Lời giải chi tiết:
Vai trò: Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng đi đầu, giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi, trong đó Liên Xô có vai trò quyết định nhất
Luyện tập 1
Vẽ trục thời gian thể hiện những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Diễn biến chính và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (SGK trang 19+20) .
- Tóm tắt các sự kiện chính và sắp xếp vào trục thời gian theo thời gian
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2
Dựa vào thông tin trong bài học, hãy đánh giá vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít và nêu dẫn chứng.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Diễn biến chính và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (SGK trang 19+20) và phần 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít (phần vai trò) (SGK trang 21) .
- Đánh giá vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít và nêu dẫn chứng (Anh,Mỹ, Liên Xô).
Lời giải chi tiết:
- Đánh giá vai trò: Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng đi đầu, giữ vai trò trụ cột, quyết định thắng lợi, trong đó Liên Xô có vai trò quyết định nhất.
* Dẫn chứng:
- Anh:
+Ngày 3/9/1939, Anh tuyên chiến với Đức. Từ tháng 7/1940, Đức tấn công Anh.
+Chiến thắng của Anh trong trận En A-la-men (ngày 10 đến 11/11/1942) đã đánh bại quân Đức, I-ta-li-a ở Ai Cập, giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.
- Mỹ:
+Ở chiến trường châu Âu, Mĩ đã phối hợp với quân Anh mở mặt trận mới tấn công phát xít Đức từ phía Tây, lần lượt giải phóng các nước Tây Âu.
+Ở chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, liên quân Đồng minh Mĩ - Anh đẩy mạnh phản công quân Nhật.
- Liên Xô
+Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong trận Mát-xcơ-va cuối năm 1941 đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”của phát xít Đức.
+Chiến thắng của Liên Xô ở Xta-lin-grát cuối năm 1942 – đầu năm 1943 đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh thế giới. Phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận.
+Trận tấn công Béc-lin (4-5/1945) của Hồng quân đã đập tan mọi sự kháng cự của phát xít Đức.
+Ngày 9/8/1945, Liên Xô tổ chức cuộc tổng công kích đội quân Quan Đông (đội quân chủ lực của Nhật Bản) ở khu vực Đông Bắc (Trung Quốc) và sau gần 1 tuần đã tiêu diệt được đội quân này. Chiến thắng này đã góp phần buộc Nhật Bản phải đầu hàng.
Vận dụng
Liên hệ và cho biết: Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại những bài học gì cho việc bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2.b) Hậu quả của chiến tranh (SGK trang 20) .
- Từ những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai rút ra bài học cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay .
Lời giải chi tiết:
- Một số bài học có thể rút ra cho việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay:
+ Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp thương lượng, hòa bình.
+ Cần có một tổ chức quốc tế để duy trì hòa bình an ninh thế giới.
+ Nhân loại cần đoàn kết để lên án, phản đối các hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, kiến tạo một nền hòa bình bền vững.
+ Cố gắng dung hòa tối đa lợi ích giữa các quốc gia, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến mới mang tính phục thù.
+ …..
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (2) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và Hiện tại SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền,các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông (2) SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Chủ đề 1: Đô thị: Lịch sử và Hiện tại SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên,môi trường biển đảo SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức
- Bài 21: Thực hành:Tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long SGK lịch sử và địa lí 9 Kết nối tri thức