Bài 4: Thuật lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Nói về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuột lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường. Trao đổi với bạn những điều em thích ở bài viết của bạn. Chia sẻ với bạn về một bức tranh thiên nhiên. Nói 1 - 2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh.
Câu 1
Nói về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý: a. Đó là việc gì? b. Việc đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? c. Có những di tham gì? d. Công việc diễn ra thế nào? e. Kết quả ra sao? g. Cảm xúc của em hoặc các bạn khi tham gia việc đó? |
Phương pháp giải:
Em nói về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý trên.
Gợi ý các việc làm: quét dọn, nhặt rác, trồng cây, tái chế chai nhựa, tái chế vỏ hộp sữa,…
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
a. Trong một buổi ngoại khóa của trường, chúng em được học và hướng dẫn cách bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ thường ngày. Em đã có dịp chia sẻ với các bạn của mình và thầy cô về câu chuyện của mình về việc bảo vệ môi trường.
b.
- Vào một buổi sáng sớm, thức dậy, ra ngoài đường tập thể dục
- Nhìn thấy nhiều đống lá và giấy rác bay lung tung khắp đường
- Cảnh quan của khu xóm trông xấu đi
c.
- Công việc ban đầu có chút vất vả vì có ít thành viên
- Dần dần, nhiều người tham gia, cùng phụ giúp
d.
- Em và các bạn đã lên kế hoạch, quét dọn đường làng
- Không lâu sau, con đường đã trở lại vẻ đẹp ban đầu
e.
Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp.
g.
- Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường.
- Em cũng tự hào về bản thân vì đã làm được một việc tốt và em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cùng các bạn của mình làm những điều ý nghĩa hơn giúp môi trường của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp.
Câu 2
Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuột lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường. |
Phương pháp giải:
Em hãy viết đoạn văn theo gợi ý ở bài 1.
a. Đó là việc gì?
b. Việc đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
c. Có những di tham gì?
d. Công việc diễn ra thế nào?
e. Kết quả ra sao?
g. Cảm xúc của em hoặc các bạn khi tham gia việc đó?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Trong một buổi ngoại khóa của trường, chúng em được học và hướng dẫn cách bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ thường ngày. Em đã có dịp chia sẻ với các bạn của mình và thầy cô về câu chuyện của mình về việc bảo vệ môi trường. Vào một buổi sáng sớm, thức dậy, ra ngoài đường tập thể dục em bỗng nhìn thấy nhiều đống lá và giấy rác bay lung tung khắp đường làm cho cảnh quan của khu xóm trông xấu đi. Em và các bạn đã lên kế hoạch, quét dọn đường làng. Công việc ban đầu có chút vất vả vì có ít thành viên. Dần dần, nhiều người tham gia, cùng phụ giúp. Không lâu sau, con đường đã trở lại vẻ đẹp ban đầu. Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp. Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường. Em cũng tự hào về bản thân vì đã làm được một việc tốt và em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, cùng các bạn của mình làm những điều ý nghĩa hơn giúp môi trường của chúng ta ngày càng xanh-sạch-đẹp.
Câu 3
Trao đổi với bạn những điều em thích ở bài viết của bạn. |
Phương pháp giải:
Em tự trao đổi về bài viết của bạn.
G:
Bạn đã sử dụng từ ngữ chỉ thời gian như thế nào?
Hình ảnh nào đẹp trong bài của bạn?
Điều thú vị trong cách dùng từ, đặt câu của bạn?
Lời giải chi tiết:
Em tự trao đổi về bài viết của bạn.
Em tham khảo bài sau:
Em rất ấn tượng với bài viết của bạn Ngọc. Bạn kể về một buổi sáng sớm. Bạn Ngọc đã sử dụng một số hình ảnh đẹp như: “Người dân trong làng cảm thấy hạnh phúc khi thấy đường làng luôn sạch đẹp. Em rất vui khi góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường”. Câu văn trong bài của bạn rõ ràng, mạch lạc và có nhiều câu văn dài. Em thích nhất câu văn cuối bài của bạn vì đã thể hiện được cảm xúc của bạn sau khi làm được việc tốt bảo vệ môi trường.
Vận dụng
Câu 1: Chia sẻ với bạn về một bức tranh thiên nhiên. |
Phương pháp giải:
Em sưu tầm một bức tranh về thiên nhiên và cùng xem với bạn.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Nói 1 - 2 câu về hình ảnh em thích trong bức tranh. |
Phương pháp giải:
Em chia sẻ với bạn về hình ảnh em thích trong tranh.
G:
- Cảnh đẹp trong tranh là gì? Ở đâu?
- Em thích hình ảnh nào trong tranh?
- Cảm xúc của em trước cảnh đẹp thiên nhiên đó.
Lời giải chi tiết:
Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp và đây là bức tranh chụp vùng núi Sa Pa tuyệt đẹp. Ngắm nhìn bức tranh Sa Pa tớ cảm nhận thấy được ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng với đó là những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Không chỉ thể khí hậu nơi đây còn rất trong lành và mát. Khi đến đây cậu chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và thư giãn.
- Bài 4: Xem - kể Bông lúa trang 118 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga trang 116, 117 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Luyện tập từ có nghĩa trái ngược nhau trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Nhớ - viết: Một mái nhà chung trang 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 3: Một mái nhà chung trang 112 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo