Bài 3: Nghệ nhân Bát Tràng trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo


Chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết. Đọc và trả lời câu hỏi. Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì. Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ nào. Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo. Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích. Nói 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài văn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

Miêu tả nét đẹp của làng nghề gốm Bát Tràng và người nghệ nhân Bát Tràng.

 

Phần I

Chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết. 

Phương pháp giải:

Em hãy chia sẻ về một nghề hoặc làng nghề truyền thống mà em biết theo gợi ý:

- Làng nghề đó tên là gì?

- Làng nghề đó nằm ở đâu?

- Làng nghề đó làm ra sản phẩm gì?

- Ý nghĩa và giá trị của sản phẩm do làng nghề ấy làm ra.

Lời giải chi tiết:

Em tham khảo bài sau:

- Tên nghề truyền thống: nghề làm tranh khắc gỗ dân gian đông hồ

- Địa điểm: Thuận Thành, Bắc Ninh

- Sản phẩm: tranh nghệ thuật dân gian

- Ý nghĩa và giá trị của nghề truyền thống: sản phẩm mang tính chất phục vụ cuộc sống, trang trí hay xuất khẩu,... nó thể hiện giá trị văn hóa gắn với vùng miền.

Phần II

Đọc và trả lời câu hỏi 

 Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay 

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa ca

Cánh cò bay lả, bay la 

Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng

Con đò lá trúc qua sông 

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa

Bút nghiêng lất phất hạt mưa 

Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn

Hài hoà đường nét hoa văn 

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng

Hồ Minh Hà

(:)

• Nghệ nhân: người chuyên nghề biểu diễn một bộ môn nghệ thuật hoặc chuyên làm một nghề thủ công mĩ nghệ có tài nghệ cao. 

• Bát Tràng: làng nghề gốm sứ truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 

• Cao lanh: đất sét mịn, màu trắng hoặc vàng, thường dùng làm đồ gốm sứ, gạch chịu lửa,... 

• Quả bòng: cây cùng họ bưởi, quả to, cùi dày, vị chua.

Câu 1

Hai dòng thơ đầu nói lên điều gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai dòng thơ đầu để biết hai dòng thơ đầu nói lên điều gì. 

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ đầu nói lên rằng: khi bé cầm bút vẽ trên tay thì đất cao lanh từ đơn điệu, không có gì đặc sắc bổng giống như nở hoa nhiều hình dạng bắt mắt. 

Câu 2

Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ nào?  


Phương pháp giải:

Em đọc dòng thơ thứ tư đến hết dòng thơ thứ sáu để xem mỗi hoa văn trên được tả bằng những từ ngữ nào. 

Lời giải chi tiết:

Mỗi hoa văn sau được tả bằng những từ ngữ:

Cánh cò: bay lả bay la

Trái mơ: tròn trĩnh

Quả bòng: đung đưa

Câu 3

Những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo? 

Phương pháp giải:

Em đọc những dòng thơ cuối để tìm những dòng thơ nào cho thấy nhân vật em sử dụng bút vẽ rất khéo. 

Lời giải chi tiết:

Bút nghiêng lất phất hạt mưa 

Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn

Câu 4

Vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng?

Phương pháp giải:

Em đọc hai câu thơ cuối để biết vì sao tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng. 

Lời giải chi tiết:

Tác giả thấy nhân vật em giống nghệ nhân Bát Tràng vì: đường nét hoa văn em vẽ rất hài hòa, dáng của em như dáng nghệ nhân Bát Tràng. 

Câu 5

Đọc một bài văn về một môn nghệ thuật:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích. 

b. Nói 2 - 3 câu có hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật được nhắc đến trong bài văn.

Phương pháp giải:

a. Em sưu tầm những câu chuyện, bài thơ về một môn nghệ thuật trong sách, báo, tạp chí.  

Sau đó viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích theo gợi ý:

Tên bài văn

Tác giả

Tên môn nghệ thuật

Hình ảnh đẹp

Hình ảnh ấn tượng

b. Em hãy đặt 2 - 3 câu có sử dụng hình ảnh so sánh về môn nghệ thuật làm lụa được nhắc đến trong bài văn. 

Lời giải chi tiết:

a. Em có thể tham khảo bài sau:

Làng lụa Vạn Phúc

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Ngoài làng gốm Bát Tràng thì làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông cũng nổi tiếng không kém, đặc biệt xuất hiện không chỉ trong thơ ca, mà còn tạo dấu ấn trong bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lưu Huỳnh – Áo lụa Hà Đông.

Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề truyền thống, niềm tự hào của người dân Hà thành, là kết tinh từ chu trình trồng dâu – nuôi tằm – kết kén – dệt lụa đầy công phu và khéo léo của người dân nơi đây. Từ những chiếc kén tằm nhỏ bé, bằng sự khéo léo và kỳ công, người ta dệt thành những dải lụa mềm mại, nhẹ và mát tay. Dùng lụa Vạn Phúc may áo dài, làm khăn lụa, may áo yếm, làm quà tặng…

Ngày nay, lụa Hà Đông không chỉ là sản phẩm được ưa chuộng trong nước, mà còn trở thành vật phẩm được mang tặng trong các sự kiện quan trọng liên quan tới ngoại giao và chính trị.

Không chỉ nổi tiếng là làng nghề truyền thống lâu đời, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm check in rất được yêu thích tại Hà Nội của giới trẻ.

 Elite Tour

Tên bài văn: Làng lụa Vạn Phúc

Tác giả:  Elite Tour

Tên môn nghệ thuật: Làm lụa

Hình ảnh đẹp: Làng lụa Vạn Phúc là làng nghề truyền thống, niềm tự hào của người dân Hà thành, là kết tinh từ chu trình trồng dâu – nuôi tằm – kết kén – dệt lụa đầy công phu và khéo léo của người dân nơi đây. 

Hình ảnh ấn tượng: Từ những chiếc kén tằm nhỏ bé, bằng sự khéo léo và kỳ công, người ta dệt thành những dải lụa mềm mại, nhẹ và mát tay. 

b. 

- Những dải lụa được làm ra mềm mại và mát như cơn gió mùa thu thổi nhẹ qua.

- Làng lụa Vạn Phúc giống như một món quà mà đất trời ban tặng cho mảnh đất Hà Đông.


Bình chọn:
4.4 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay