Bài 1: Hai Bà Trưng trang 92, 93 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo>
Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc theo gợi ý. Đọc và trả lời câu hỏi. Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác gì với nhân dân ta. Tìm chi tiết cho thấy tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng. Những hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa. Nhân dân ta làm gì để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng. Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam.
Nội dung
Tài năng, lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. |
Phần I
Trao đổi với bạn những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc theo gợi ý: |
Phương pháp giải:
Em hãy quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết của mình để trao đổi với bạn về:
- Nhân vật trong tranh bao gồm những ai?
- Hành động của nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật: Trưng Trắc, Trưng Nhị, đoàn quân
Hành động: Hai bà Trưng kéo quân đi chiến đấu để chống lại kẻ thù
Phần II
Đọc và trả lời câu hỏi
Hai Bà Trưng
2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cùng chí hướng với vợ, bị tướng giặc Tô Định lập mưu giết chết.
3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
- Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiến một cuồn cuộn tròn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.
4. Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
Theo Văn Lang
(:)
• Nhà Hán: triều đại ở Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm.
• Giặc ngoại xâm: giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.
• Đô hộ: thống trị nước khác.
• Luy Lâu: vùng đất này thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
• Trẩy quân: đoàn quân lên đường đi chiến đấu.
• Lưu danh: để lại tên tuổi và tiếng tốt.
Câu 1
Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác gì với nhân dân ta? |
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ nhất để biết giặc ngoại xâm gây ra những tội ác gì với nhân dân ta.
Lời giải chi tiết:
Giặc ngoại xâm thẳng tay giết hại dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ béo, có sấu, thuồng luồng,... Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Câu 2
Tìm chi tiết cho thấy tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng. |
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc để tìm những chi tiết cho thấy tài năng và chí lớn của Hai Bà Trưng.
Lời giải chi tiết:
Ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.
Câu 3
Những hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba để tìm hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quên rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tròn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà.
Câu 4
Nhân dân ta làm gì để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng? |
Phương pháp giải:
Em quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng, nhân dân ta đã lưu danh Hai Bà trong lịch sử nước nhà.
Nhân dân lập đền thờ, xây dựng trường học tên Hai Bà Trưng, đặt tên đường phố là Hai Bà Trưng,…
Câu 5
Đọc một bài thơ về đất nước Việt Nam: a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ.
b. Chia sẻ cảm xúc của em về đất nước Việt Nam sau khi đọc bài thơ. |
Phương pháp giải:
a. Học sinh đọc bài thơ về đất nước Việt Nam và ghi chú vào phiếu đọc sách (phiếu học tập):
Tên bài thơ
Tên tác giả
Địa điểm (tên, vẻ đẹp)
Hình ảnh so sánh
Lời giải chi tiết:
a. Em có thể tham khảo bài thơ sau:
Việt Nam Quê Hương Ta
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
Nguyễn Đình Thi
Tên bài thơ: Việt Nam Quê Hương Ta
Tác giả: Nguyễn Đình Thi
Địa điểm (tên, vẻ đẹp): Việt Nam - Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, cánh cò bay lả rập rờn. Mây mờ che đỉnh Trường Sơn,
Hình ảnh so sánh: Tay người như có phép tiên
Bài thơ 2:
Đất nước
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da ...
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Theo Nguyễn Đình Thi
Tên bài thơ: Đất nước
Tác giả: Nguyễn Đình Thi
Địa điểm (tên, vẻ đẹp):
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may
Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Hình ảnh so sánh: Người lên như nước vỡ bờ
Sau khi đọc bài thơ về đất nước Việt Nam em cảm thấy xúc động hơn bao giờ hết bởi những cảm xúc chân thành của tác giả. Cũng vì thế mà em cảm thấy vô cùng tự hào và yêu mến quê hương Việt Nam của mình biết bao – một dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất trước bão giông.
- Bài 1: Ôn chữ hoa N, M trang 94 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 1: Mở rộng vốn từ Đất nước trang 94 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 2: Một điểm đến thú vị trang 96 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 2: Nói chuyện qua điện thoại để hỏi thăm sức khỏe và chia sẻ một điều thú vị trang 97 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 2: Viết về tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam trang 98 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 3 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 2 trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - tiết 1 trang 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo
- Bài 6: Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện trang 126 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo