Bài 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức>
Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Phần A Bài tập 1
Trả lời Bài tập 1 trang 18 Bài 4 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
1.1 Bước sang thế kỉ XVI, tình hình các nước trong khu vực Đông Nam Á như thế nào?
A. Chế độ phong kiến bước vào thời kì phát triển rực rỡ.
B. Chế độ phong kiến suy thoái trầm trọng.
C. Chế độ phong kiến bước vào thời kì suy thoái, từng bước lún sâu vào các cuộc khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội.
D. Hầu hết bị các nước thực dân phương Tây đặt ách thống trị.
Lời giải:
Chọn đáp án C
1.2 Sự kiện mở đầu cho quá trình các nước phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á là
A. Bồ Đào Nha xâm lược Ma-lắc-ca.
B. Tây Ban Nha, Anh lập thương điểm ở In-đô-nê-xi-a.
C. thực dân Anh xâm nhập Mã Lai và Miến Điện.
D. thực dân Anh xâm nhập vào Xiêm.
Lời giải:
Chọn đáp án A
1.3 Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị ở In-đô-nê-xi-a vào thời gian nào?
A. Giữa thế kỉ XVIII.
B. Đầu thế kỉ XIX.
C. Giữa thế kỉ XIX.
D. Đầu thế kỉ XX.
Lời giải:
Chọn đáp án C
1.4 Từ giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin là thuộc địa của nước nào?
A. Bồ Đào Nha.
B. Tây Ban Nha.
C. Anh.
D. Pháp.
Lời giải:
Chọn đáp án B
1.5 Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành quá trình xâm chiếm những nước nào?
A. Cam-pu-chia, Lào.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam, Phi-líp-pin.
D. Mã Lai, Miến Điện.
Lời giải:
Chọn đáp án D
1.6 Ý nào không phải là chính sách cai trị của chính quyền thực dân đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á?
A. Chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau.
B. Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nhân dân các vùng, miền để dễ bề cai trị.
C. Lập chính quyền cai trị ở các nước thuộc địa do người bản xứ đứng đầu.
D. Xây dựng bộ máy quản lí từ cấp tỉnh trở lên do quan chức thực dân điều hành.
Lời giải:
Chọn đáp án C
1.7 Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á?
A. Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng yur day quyền khai khẩn đất hoang,...
C. Mở rộng hệ thống đường giao thông nhằm phục vụ khai thác kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.
D. Chú trọng cao nhất mở mang các ngành công nghiệp nặng nhằm thu lợi nhuận.
Lời giải:
Chọn đáp án D
1.8 Sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở In-đô-nê-xi-a, ngoại trừ cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Tơ-ru-nô Giê-giô (1675).
B. Khởi nghĩa Su-ra-pa-tít (1683 - 1719).
C. Khởi nghĩa của Nô-va-lét (1823).
D. Khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
Lời giải:
Chọn đáp án C
Phần A Bài tập 2
Trả lời Bài tập 2 trang 20 Bài 4 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 − B, D |
2 - A, G |
3 - C, E |
Phần B Bài tập 1
Trả lời Bài tập 1 trang 20 Bài 4 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Lập trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước trong khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
Phần B Bài tập 2
Khai thác các tư liệu dưới đây giúp em biết những điều gì về chính sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?
Tư liệu 1. Chính quyền thực dân thường chia một nước hoặc vùng thuộc địa thành các vùng, miền với các hình thức cai trị khác nhau và do đó, dân cư mỗi vùng trong một nước lại chịu nhiều hình thức cai trị khác nhau, tạo ra sự mâu thuẫn giữa họ với nhau để thực dân dễ bề cai trị... Ví dụ, khi thống trị ở Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây, thực dân Anh đã hoà trộn ba khu vực này vào nhau, sau đó chia thành bốn khu vực mới với chế độ cai trị khác nhau.
(Theo Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, tr. 233-234)
Tư liệu 2. Ở In-đô-nê-xi-a, Hà Lan giữ quyền ưu đãi và thực hiện chế độ bảo vệ quan thuế cho các thương thuyền Hà Lan. Nhờ đó, hàng dệt nhập khẩu của Hà Lan năm 1819 chiếm 1/3 nhưng đến năm 1830 đã chiếm 2/3 tổng số hàng dệt nhập khẩu.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, 2006, tr. 393)
Tư liệu 3. Theo quy định, đàn ông Phi-líp-pin từ 16 đến 60 tuổi phải đóng 10 rê-an cho chính quyền, 1 rê-an cho nhà thờ và 1 rê-an cho ngân khố huyện. Thuế này có thể trả bằng tiền hay bằng sản phẩm. Bọn thống trị thực dân lại thích thu bằng hiện vật vì chúng có thể tha hồ trả giá rẻ và đong đếm gian lận.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 414)
Tư liệu 4. Thực dân Hà Lan ra sức xây dựng các công trình phòng thủ, ra lệnh cho lãnh chúa bắt nông dân xây dựng con đường từ Tây Gia-va đến Đông Gia-va, dài 1.000 km. Trại lính mọc lên khắp nơi, công binh xưởng, quân y viện và các pháo đài kiên cố được xây dựng ở những thành phố quan trọng như: Ba-ta-vi-a, Su-ra-bai-a, Sê-ma-rang,... Xương máu hàng vạn nông dân đã đổ vào các công trình trên.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 391)
Lời giải chi tiết:
- Tư liệu 1: Thể hiện chính sách của chính quyền thực dân là “chia để trị”, khơi sâu mâu thuẫn giữa các vùng, miền, nhóm người,... trong một quốc gia, một vùng để dễ cai trị.
- Tư liệu 2: thể hiện chính sách bảo hộ, độc quyền buôn bán với thuộc địa của các nước thực dân
- Tư liệu 3: thể hiện chính sách bóc lột của chính quyền thực dân với nhân dân Đông Nam Á thông qua chính sách thuế khoá nặng nề, gian lận;
- Tư liệu 4: thể hiện chính sách bóc lột sức người, sức của ở các thuộc địa để xây dựng hệ thống giao thông (đường sá), các công trình phòng thủ (trại lính, công binh xưởng, pháo đài, quân y viện,...) nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của chính quyền thực dân.
Phần B Bài tập 3
Trả lời Bài tập 3 trang 21 Bài 4 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
3.1 Lập bảng hệ thống kiến thức (theo gợi ý dưới đây) về tình hình nổi bật ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Lĩnh vực |
Tình hình nổi bật |
Về chính trị |
................................................. |
Về kinh tế |
................................................. |
Về văn hoá |
................................................. |
Về xã hội |
................................................. |
3.2 Từ kết quả của phần 3.1, em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Lời giải chi tiết:
1.
Lĩnh vực |
Tình hình nổi bật |
Về chính trị |
+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân. + Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành. |
Về kinh tế |
+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng. + Mở rộng hệ thống đường giao thông. + Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,.. |
Về văn hoá |
+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực. + Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân. |
Về xã hội |
- Xã hội có sự phân hoá sâu sắc: + Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân. + Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá. + Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển. |
+ Trong quá trình cai trị các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị thâm độc và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, từ: chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội,…
+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời khiến mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á.
Phần B Bài tập 4
Trả lời Bài tập 4 trang 22 Bài 4 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Quan sát các hình dưới đây, em có suy nghĩ gì?
Lời giải chi tiết:
- Suy nghĩ: Các nhân vật trong hình đều là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, không chịu khuất phục của nhân dân các nước Đông Nam Á trong cuộc đương đầu với làn sóng xâm lược của thực dân phương Tây. Ngày nay, giai đoạn lịch sử này nói chung, các nhân vật lịch sử nói riêng vẫn luôn được tôn vinh, ghi nhận công lao: xây dựng tượng đài, tổ chức lễ hội,...
Phần B Bài tập 5
Trả lời Bài tập 5 trang 22 Bài 4 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý kiến đó không? Dựa vào một số tư liệu sưu tầm được từ sách, báo và internet, hãy chứng minh cho ý kiến của em.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo: Không đồng ý, vì thực chất: các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á đều nhằm vơ vét, bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách cai trị cũng có tác động, đưa đến những chuyển biến tích cực nhất định về kinh tế (kinh tế tư bản chủ nghĩa), văn hoá (tư tưởng dân chủ, dân quyền tư sản), xã hội (sự ra đời của các giai tầng mới đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ) ở các nước thuộc địa. Nhưng những tác động tích cực đó hoàn toàn nằm ngoài mong muốn chủ quan của chính quyền thực dân.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức