Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức>
Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
Phần A Bài tập 1
Trả lời Bài tập 1 trang 10 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
1.1 Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Tư sản và Nông dân.
B. phân chia thành 3 đẳng cấp: Quý tộc, Phong kiến và Nông dân.
C. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Nông ân.
D. phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Lời giải:
Chọn đáp án D
1.2 Các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là
A. S. Mông-te-xki-ơ, Ô-oen và Phu-ri-ê.
B. Ô-oen, Phu-ri-ê và Xanh Xi-mông.
C. S. Mông-te-xki-ơ, G. G. Rút-xô và Vôn-te.
D. G. G. Rút-Xô, Vôn-te, Xanh Xi-mông.
Lời giải:
Chọn đáp án C
1.3 Nội dung tư tưởng chính của trào lưu Triết học Ánh sáng là
A. lên án chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
B. lên án chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C. lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước tư bản chủ nghĩa.
D. lên án chế độ phong kiến, đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến.
Lời giải:
Chọn đáp án C
1.4 Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ là
A. quân chủ lập hiến.
B. phong kiến phân tán.
C. quân chủ chuyên chế.
D. tiền phong kiến.
Lời giải:
Chọn đáp án C
1.5 Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Pháp trước cách mạng là
A. giữa nông dân và bọn chủ đất.
B. giữa vô sản và tư sản.
C. giữa tư sản và chế độ phong kiến.
D. giữa các tầng lớp nhân dân Pháp và chế độ phong kiến.
Lời giải:
Chọn đáp án D
1.6 Điểm giống nhau cơ bản giữa nước Anh và nước Pháp khi cách mạng tư sản bùng nổ là
A. xã hội đều phân chia đẳng cấp.
B. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng bùng nổ đều xoay quanh vấn đề tài chính.
C. đều có sự xâm nhập kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp.
D. đều do quý tộc mới lãnh đạo.
Lời giải:
Chọn đáp án B
1.7 Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là
A.“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, cơm áo, hoà bình”.
D.“Mọi người sinh ra đều bình đẳng”.
Lời giải:
Chọn đáp án B
1.8 Chính sách nào của chính quyền Gia-cô-banh thể hiện sự triệt để của cách mạng?
A. Xoá bỏ Hiến pháp cũ, đề ra Hiến pháp mới tiến bộ hơn.
B. Xử tử vua và hoàng hậu, xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hoà đầu tiên.
C. Thực hiện chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân nam từ 21 tuổi trở lên.
D. Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Lời giải:
Chọn đáp án D
1.9 Lực lượng chủ yếu đưa Cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao là
A. tư sản Pháp.
B. chính quyền dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
C. quần chúng nhân dân Pháp.
D. lực lượng quân đội cách mạng.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Phần A Bài tập 2
Trả lời Bài tập 2 trang 12 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Hãy ghép ô thông tin ở bên phải, bên trái với ô ở giữa sao cho đúng với nguyên nhân, diễn biến, kết quả ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Lời giải chi tiết:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
A - 2, 10, 11, 12. |
B - 3, 5, 7, 8, 15, 17. |
C - 1, 4, 6, 14. |
D - 9, 13, 16, 18. |
Phần A Bài tập 3
Trả lời Bài tập 3 trang 12 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Hãy hoàn thiện sơ đồ (theo gợi ý dưới đây) về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng.
Lời giải chi tiết:
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
(1) Tăng lữ
(2) Quý tộc
(3) Đẳng cấp thứ ba
(4) Phải đóng thuế, chịu nhiều áp bức, bóc lột.
Phần B Bài tập 1
Trả lời Bài tập 1 trang 13 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Quan sát hình dưới và nêu nhận xét của em về tình cảnh của người nông dân Pháp trước cách mạng.
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét: Hình ảnh người nông dân (một thành phần của Đẳng cấp thứ ba) trong bộ dạng già nua, ốm yếu, trong tay chỉ chống một cái cuốc thô sơ, nhưng trên lưng phải cõng hai người đàn ông to béo, khoẻ mạnh (đại diện cho Tăng lữ và Quý tộc Pháp), dưới chân là chim, chuột, thỏ,... phá hoại mùa màng...
Phần B Bài tập 2
Trả lời Bài tập 2 trang 13 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện quá trình phát triển của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
Phần B Bài tập 3
Trả lời Bài tập 3 trang 13 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Lập bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh, Cách mạng tư sản Pháp, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.
Lời giải chi tiết:
* Điểm giống nhau:
- Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…
- Ý nghĩa: xóa bỏ những rào cản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Tính chất: cách mạng tư sản
* Điểm khác biệt:
Cách mạng tư sản Anh |
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ |
Cách mạng tư sản Pháp |
|
Nguyên nhân trực tiếp |
Mâu thuẫn giữa Quốc hội với các thế lực phong kiến |
Sự kiện chè Bôxtơn. |
Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với với chế độ phong kiến chuyên chế. |
Kết quả |
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Đưa giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền. |
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh - Thành lập Hợp chúng quốc Mỹ. |
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. - Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. |
Lãnh đạo |
Giai cấp tư sản và quý tộc mới |
Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô |
Giai cấp tư sản |
Hình thức |
Nội chiến cách mạng |
Chiến tranh giải phóng dân tộc |
Nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc |
Phần B Bài tập 4
Trả lời Bài tập 4 trang 13 Bài 2 SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức
Từ so sánh trên, hãy giải thích vì sao Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
Lời giải chi tiết:
- Giải thích: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì đã:
+ Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà, xoá bỏ những rào cản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển mạnh mẽ hơn;
+ Xác lập quyền tư hữu ruộng đất theo hướng dân chủ (nông dân cũng có đất để sản xuất), xoá bỏ chế độ sở hữu phong kiến, xác lập sự thống trị của sở hữu tư bản.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 19. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 18. Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức
- Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX SBT Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức