Bài tập ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6, đề tiếng việt ôn hè lớp 5 10+ đề ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6 hay nhất

Đề ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6 - Đề 6


Hình dáng của nước Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

ĐỀ ÔN HÈ – ĐỀ SỐ 6

A. ĐỌC - HIỂU

Hình dáng của nước

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đây cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

(Theo Lê Ngọc Huyền)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước

C. Mùi vị của nước

B. Hình dáng của nước

D. Màu sắc của nước

Câu 2. Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc

B. Nước có hình cái bát

C. Nước có hình của vật chứa nó

D. Nước có hình cái chai

Câu 3. Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó

B. Nước có hình dáng nhất định

C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí

D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí

Câu 4. Vì sao Cốc Nhỏ, Bát Sứ và Chai Nhựa đã tranh cãi gay gắt?

A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác

C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5. Bài đọc trên giúp em học được điều gì?

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Câu 6. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng

Câu nào dưới đây là câu ghép:

□ Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

□ Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

□ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh.

□ Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

Câu 7. Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

B. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Báo hiệu một sự liệt kê.

D. Báo hiệu một sự liệt kê và giải thích cho bộ phận đứng trước.

Câu 8. Tìm 2 từ có thể thay thế cho từ “phát động”  trong câu: “Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em”.

Câu 9. Tìm 1 từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng ở người phụ nữ và đặt câu với từ ngữ đó.

B. KIỂM TRA VIẾT

Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo.

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước

C. Mùi vị của nước

B. Hình dáng của nước

D. Màu sắc của nước

Phương pháp giải:

Em dựa vào câu hỏi của anh Đũa Kều để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về hình dáng của nước.

Đáp án B.

Câu 2. Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc

B. Nước có hình cái bát

C. Nước có hình của vật chứa nó

D. Nước có hình cái chai

Phương pháp giải:

Em dựa vào ý kiến của từng bạn để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đều cho rằng nước có hình của vật chứa nó.

Đáp án C.

Câu 3. Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó

B. Nước có hình dáng nhất định

C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí

D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí

Phương pháp giải:

Em đọc lời giải thích của bác Tủ Gỗ để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn hiểu nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.

Đáp án A.

Câu 4. Vì sao Cốc Nhỏ, Bát Sứ và Chai Nhựa đã tranh cãi gay gắt?

A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác

C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

D. Cả ba ý trên.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài và dựa vào lời cảm ơn của các bạn.

Lời giải chi tiết:

Cốc Nhỏ, Bát Sứ và Chai Nhựa đã tranh cãi gay gắt vì:

- Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

- Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

- Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

Đáp án D.

Câu 5. Bài đọc trên giúp em học được điều gì?

Phương pháp giải:

Em dựa vào cuộc tranh cãi của Cốc Nhỏ, Bát Sứ và Chai Nhựa để rút ra bài học.

Lời giải chi tiết:

Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác và cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

Câu 6. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng

Câu nào dưới đây là câu ghép:

□ Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi.

□ Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

□ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh.

□ Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.

Phương pháp giải:

Em xác định thành câu và vế câu để tìm câu ghép.

Lời giải chi tiết:

Các câu đơn:

- Một buổi chiều đẹp trời (TN), gió từ sông Cái (CN) / thổi vào mát rượi (VN).

- Cứ mỗi năm (TN), cây gạo (CN) / lại xòe thêm môt tán lá tròn, vươn cao lên trời xanh (VN).

- Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng (TN), con họa mi ấy (CN) / lại hót vang lừng (VN).

Câu ghép là: Nó (CN1) / nghiến răng ken két (VN1), nó (CN2) / cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục (VN2).

Câu 7. Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

B. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. Báo hiệu một sự liệt kê.

D. Báo hiệu một sự liệt kê và giải thích cho bộ phận đứng trước.

Phương pháp giải:

Em quan sát vị trí của dấu hai chấm và nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm.

Lời giải chi tiết:

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

Đáp án A.

Câu 8. Tìm 2 từ có thể thay thế cho từ “phát động”  trong câu: “Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em”.

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “phát động” và tìm hai từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

phát động: làm cho hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của một việc làm để rồi cùng nhau bắt đầu tham gia một cách tự giác

Từ đồng nghĩa: vận động, tuyên truyền, thúc đẩy,…

Câu 9. Tìm 1 từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng ở người phụ nữ và đặt câu với từ ngữ đó.

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung và hình thức của câu ghép cần đặt.

Lời giải chi tiết:

- Phẩm chất: đảm đang, giỏi giang, dũng cảm, kiên cường, trung hậu, nhân hậu, vị tha…

- Đặt câu:

 + Dù gặp nhiều thất bại, chị ấy vẫn kiên cường tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

 + Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang và giỏi giang.

 + Cô ấy được mọi người yêu quý bởi sự nhân hậu và tấm lòng tốt bụng.

B. KIỂM TRA VIẾT

Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo. 

Phương pháp giải:

Em lập dàn ý cho bài văn:

em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)

2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:

– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).

– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.

– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo :

“Những con hạc giấy” là một câu chuyện cảm động về những nỗi đau mà chiến tranh mang lại, và đó cũng là câu chuyện để lại cho em nhiều ấn tượng và nhiều suy ngẫm nhất.

Sự việc bắt nguồn từ ngày 16/7/1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản, lần lượt ở hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki. Việc này đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tổng số người chết vì hai quả bom này và bị nhiễm phóng xạ lên tới nửa triệu, còn thành phố đã hoang tàn, không còn dấu hiệu của sự sống.

Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Thần Chết tại thời điểm đó, nhưng em lại nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, hậu quả của nó càng trở nên rõ nét: Sức khoẻ của em suy giảm rất nhanh, phải nằm viện liên tục để điều trị.

Mỗi ngày với Xa-đa-kô là một ngày khó khăn bởi sự hành hạ mà nỗi đau thể xác mang lại. Cô bé không thể đi lại, ăn uống, sinh hoạt như người bình thường, bởi bất cứ hành động nào cũng đều mang lại sự đau đớn. Ngày ngày ngồi trên giường bệnh càng lúc càng khiến Xa-đa-kô thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Bỗng nhiên, một tia hy vọng xuất hiện trong cô bé khi Xa-xa-ki Xa-đa-kô nghe được một truyền thuyết truyền miệng từ xa xưa: Nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khoẻ mạnh trở lại. Cô bé mười hai tuổi ngây thơ đã đặt niềm tin vào đó hoàn toàn, và đã cố nén nỗi đau thể xác, miệt mài ngồi gấp hạc. Mỗi con hạc hoàn thành là một nụ cười lại xuất hiện trên gương mặt đã sớm mệt mỏi vì bệnh tật, cũng là một tia hy vọng cho em được hoàn thành. Câu chuyện của Xa-xa-ki Xa-đa-kô đã nhanh chóng được mọi người biết tới. Trẻ em ở khắp Nhật Bản đã gửi tặng cô thật nhiều con hạc giấy. Thế nhưng, Xa-đa-kô đã vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa khi cô bé mới gấp được 644 con.

Xúc động trước sự ra đi của Xa-đa-kô, học sinh ở thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền để xây một tượng đài tưởng niệm những nạn nhân qua đời vì tội ác của bom nguyên tử, của chiến tranh. Sau này, bức tượng đó được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh tượng đài là tượng một bé gái – mô phỏng lại hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay, ánh mắt tràn ngập nỗi thiết tha và hy vọng. Dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”.

Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, em nghĩ hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của cô bé. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí