Bài tập Từ loại - Ôn hè Tiếng Việt 5>
Tải vềBài 1. Từ ngữ nào sau đây không phải đại từ? A. đó B. mình C. ta D. lạ
Đề bài
Bài 1. Từ ngữ nào sau đây không phải đại từ?
A. đó
B. mình
C. ta
D. lạ
Bài 2. Đâu là đại từ dùng để hỏi?
A. chúng ta
B. bọn nó
C. bao nhiêu
D. ấy
Bài 3. Chọn đại từ thay thế thích hợp để điền vào ô trống:
Chú gấu bông này đã rất cũ rồi, nhiều chỗ còn sứt chỉ nhưng em vẫn rất nâng niu và quý trọng. Vì □ là món đồ chơi mà bà nội đã tự tay may cho em.
A. vậy
B. nó
C. sao
D. ấy
Bài 4. Câu văn nào sau đây có sử dụng kết từ?
A. Những học sinh lớp Năm bịn rịn chia tay bạn bè, thầy cô và mái trường.
B. Mùa hạ, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường.
C. Sau lễ bế giảng, học sinh chính thức bước vào kì nghỉ hè.
D. Em ôm các bạn thật chặt trước giờ phút chia ly.
Bài 5. Có thể điền kết từ "và" thay cho ✿ ở câu văn nào sau đây:
A. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp hơn ✿ cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
B. Trên khóm cây, gia đình chim én ✿ gia đình chim họa mi đang vui vẻ chào hỏi nhau sau nhiều ngày xa cách.
C. Mấy hôm nay, ✿ trời ấm lên mà nắng cũng xuất hiện nhiều hơn.
D. Ngày Tết, trong phòng khách luôn có một bình hoa mai vàng ✿ cả nhà em ai cũng yêu thích loài hoa này.
Bài 6. Gạch chân dưới kết từ thích hợp trong ngoặc để hoàn thành các câu sau:
a) (Tuy / Do) mưa suốt đêm (nên / nhưng) nước lũ dâng cao.
b) (Sở dĩ / Vì) tuyết rơi dày đặc (bởi / nên) chuyến đi đã bị huỷ.
c) (Bởi / Mặc dù) đã rất khuya (nên / nhưng) Mai vẫn ngồi học bài.
d) Người nghệ nhân (nếu / chẳng những) khéo tay (mà còn / thì) sáng tạo.
Bài 7. Em hãy chọn các kết từ phù hợp để điền vào chỗ trống dưới đây:
nên / còn / hoặc / nhưng
a) Chiều nay_________ sáng mai, Thảo sẽ về quê thăm ông bà ngoại.
b) Máy cày hỏng _________ bác Thắng không kịp cày hết thửa ruộng trong chiều nay.
Bài 8. Em hãy điền “Đ” trước câu văn sử dụng đúng đại từ, điền “S” trước câu văn sử dụng sai đại từ dưới đây:
Cây si này được ông ngoại trồng từ bao giờ? |
|
Bác Tư yêu thích làm đồ gốm nên Tí - con trai bác - cũng thế. |
|
Linh và Mai cùng bước ra sân khấu, rồi chúng ta cùng nhau biểu diễn. |
|
Chiếc áo len này rất ấm áp. Chúng được đan từ những sợi len mềm mại. |
|
Bài 9. Em hãy khoanh tròn vào đại từ dùng để xưng hô trong các câu văn sau:
a) Cuối tuần, tớ sẽ đi biển cùng gia đình.
b) Cậu có muốn đi học nhóm cùng chúng tớ không?
c) Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường biển nhé!
Bài 10. Đặt câu hỏi trả lời cho các câu văn sau rồi gạch chân dưới đại từ nghi vấn:
a) Hải đã xuất sắc mang về cho đội ba bàn thắng.
b) Bác Long là người đã chạm khắc hình con rồng.
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Bài 1. Từ ngữ nào sau đây không phải đại từ?
A. đó
B. mình
C. ta
D. lạ
Phương pháp giải:
Em nhớ lại đặc điểm của đại từ.
Lời giải chi tiết:
Đại từ là đó, mình, ta.
Từ không phải đại từ là “lạ”.
Đáp án D.
Bài 2. Đâu là đại từ dùng để hỏi?
A. chúng ta
B. bọn nó
C. bao nhiêu
D. ấy
Phương pháp giải:
Em xác định tác dụng của từng đại từ.
Lời giải chi tiết:
Đại từ dùng để hỏi là “bao nhiêu”.
Đáp án C.
Bài 3. Chọn đại từ thay thế thích hợp để điền vào ô trống:
Chú gấu bông này đã rất cũ rồi, nhiều chỗ còn sứt chỉ nhưng em vẫn rất nâng niu và quý trọng. Vì □ là món đồ chơi mà bà nội đã tự tay may cho em.
A. vậy
B. nó
C. sao
D. ấy
Phương pháp giải:
Em lựa chọn từ có thể thay thế cho sự vật ở câu đằng trước.
Lời giải chi tiết:
Chú gấu bông này đã rất cũ rồi, nhiều chỗ còn sứt chỉ nhưng em vẫn rất nâng niu và quý trọng. Vì nó là món đồ chơi mà bà nội đã tự tay may cho em.
Đại từ “nó” thay thế cho “chú gấu bông”.
Đáp án B.
Bài 4. Câu văn nào sau đây có sử dụng kết từ?
A. Những học sinh lớp Năm bịn rịn chia tay bạn bè, thầy cô và mái trường.
B. Mùa hạ, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường.
C. Sau lễ bế giảng, học sinh chính thức bước vào kì nghỉ hè.
D. Em ôm các bạn thật chặt trước giờ phút chia ly.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về kết từ.
Lời giải chi tiết:
Câu văn “Những học sinh lớp Năm bịn rịn chia tay bạn bè, thầy cô và mái trường.” sử dụng kết từ “và”.
Đáp án A.
Bài 5. Có thể điền kết từ "và" thay cho ✿ ở câu văn nào sau đây:
A. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp hơn ✿ cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc.
B. Trên khóm cây, gia đình chim én ✿ gia đình chim họa mi đang vui vẻ chào hỏi nhau sau nhiều ngày xa cách.
C. Mấy hôm nay, ✿ trời ấm lên mà nắng cũng xuất hiện nhiều hơn.
D. Ngày Tết, trong phòng khách luôn có một bình hoa mai vàng ✿ cả nhà em ai cũng yêu thích loài hoa này.
Phương pháp giải:
Em thay từ kết từ “và” vào từng đáp án xem câu nào có nội dung rõ nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Có thể điền kết từ "và" thay cho ✿ ở câu văn “Trên khóm cây, gia đình chim én ✿ gia đình chim họa mi đang vui vẻ chào hỏi nhau sau nhiều ngày xa cách.”.
Đáp án B.
Bài 6. Gạch chân dưới kết từ thích hợp trong ngoặc để hoàn thành các câu sau:
a) (Tuy / Do) mưa suốt đêm (nên / nhưng) nước lũ dâng cao.
b) (Sở dĩ / Vì) tuyết rơi dày đặc (bởi / nên) chuyến đi đã bị huỷ.
c) (Bởi / Mặc dù) đã rất khuya (nên / nhưng) Mai vẫn ngồi học bài.
d) Người nghệ nhân (nếu / chẳng những) khéo tay (mà còn / thì) sáng tạo.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung, ý nghĩa của câu văn để xác định cặp kết từ phù hợp
Lời giải chi tiết:
a) (Tuy / Do) mưa suốt đêm (nên / nhưng) nước lũ dâng cao.
b) (Sở dĩ / Vì) tuyết rơi dày đặc (bởi / nên) chuyến đi đã bị huỷ.
c) (Bởi / Mặc dù) đã rất khuya (nên / nhưng) Mai vẫn ngồi học bài.
d) Người nghệ nhân (nếu / chẳng những) khéo tay (mà còn / thì) sáng tạo.
Bài 7. Em hãy chọn các kết từ phù hợp để điền vào chỗ trống dưới đây:
nên / còn / hoặc / nhưng
a) Chiều nay_________ sáng mai, Thảo sẽ về quê thăm ông bà ngoại.
b) Máy cày hỏng _________ bác Thắng không kịp cày hết thửa ruộng trong chiều nay.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung câu để lựa chọn kết từ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Chiều nay hoặc sáng mai, Thảo sẽ về quê thăm ông bà ngoại.
b) Máy cày hỏng nên bác Thắng không kịp cày hết thửa ruộng trong chiều nay.
Bài 8. Em hãy điền “Đ” trước câu văn sử dụng đúng đại từ, điền “S” trước câu văn sử dụng sai đại từ dưới đây:
Cây si này được ông ngoại trồng từ bao giờ? |
|
Bác Tư yêu thích làm đồ gốm nên Tí - con trai bác - cũng thế. |
|
Linh và Mai cùng bước ra sân khấu, rồi chúng ta cùng nhau biểu diễn. |
|
Chiếc áo len này rất ấm áp. Chúng được đan từ những sợi len mềm mại. |
|
Phương pháp giải:
Em xác định đại từ trong các câu xem chúng đã sử dụng đúng mục đích chưa.
Lời giải chi tiết:
Cây si này được ông ngoại trồng từ bao giờ? |
Đ |
Bác Tư yêu thích làm đồ gốm nên Tí - con trai bác - cũng thế. |
Đ |
Linh và Mai cùng bước ra sân khấu, rồi chúng ta cùng nhau biểu diễn. |
S |
Chiếc áo len này rất ấm áp. Chúng được đan từ những sợi len mềm mại. |
S |
Bài 9. Em hãy khoanh tròn vào đại từ dùng để xưng hô trong các câu văn sau:
a) Cuối tuần, tớ sẽ đi biển cùng gia đình.
b) Cậu có muốn đi học nhóm cùng chúng tớ không?
c) Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường biển nhé!
Phương pháp giải:
Em nhớ lại về đại từ xưng hô.
Lời giải chi tiết:
a) Cuối tuần, tớ sẽ đi biển cùng gia đình.
b) Cậu có muốn đi học nhóm cùng chúng tớ không?
c) Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường biển nhé!
Bài 10. Đặt câu hỏi trả lời cho các câu văn sau rồi gạch chân dưới đại từ nghi vấn:
a) Hải đã xuất sắc mang về cho đội ba bàn thắng.
b) Bác Long là người đã chạm khắc hình con rồng.
Phương pháp giải:
Em đặt câu hỏi phù hợp và gạch chân đại từ nghi vấn mà em sử dụng.
Lời giải chi tiết:
a) Hải đã xuất sắc mang về cho đội mấy bàn thắng?
b) Ai là người đã chạm khắc hình con rồng?

