Bài tập ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6, đề tiếng việt ôn hè lớp 5 Chủ đề 7. Biện pháp tu từ - Tiếng Việt 5

Bài tập Biện pháp tu từ - Ôn hè Tiếng Việt 5

Tải về

Em hãy chọn điệp từ thích hợp để thay thế ✿ trong đoạn thơ dưới đây: Gió thổi mây ✿ chơi ✿ đến khắp muôn nơi ✿ từ trong đất liền ✿ ra ngoài biển khơi.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Em hãy chọn điệp từ thích hợp để thay thế ✿ trong đoạn thơ dưới đây:

Gió thổi mây ✿ chơi

✿ đến khắp muôn nơi

✿ từ trong đất liền

✿ ra ngoài biển khơi.

(Trích “Đi cùng gió” - Theo Thu Giang)

A. nhìn

B. đi

C. chạy

D. ngắm

Bài 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng điệp từ?

A. Cần cù bù thông minh.

B. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

D. Tôn sư trọng đạo.

Bài 3. Tác dụng của điệp từ trong câu ca dao sau là gì?

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

(Ca dao)

A. Nhấn mạnh những hình ảnh giản dị của quê hương.

B. Nhấn mạnh tình yêu, nỗi nhớ quê hương của tác giả.

C. Nhấn mạnh rằng quê hương của tác giả rất nghèo.

D. Nhấn mạnh những món ăn đặc sản ở quê hương của tác giả.

Bài 4. Em hãy xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Đêm nay cả bầu trời vắng tanh

Tôi muốn thả hồn vào trăng thanh

Tôi muốn hoà mình trong gió lạnh

Tôi muốn đỏng đảnh lướt theo mây.

(Theo Giang Anh)

A. Tôi muốn

B. Tôi

C. bầu trời

D. mây

Bài 5. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu sau là gì?

“Hãy giữ lấy hòa bình! Hãy giữ lấy tình yêu! Hãy giữ lấy những điều tốt đẹp!”

A. Kêu gọi mạnh mẽ hành động của con người.

B. Tạo cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng.

C. Thể hiện sự đối lập trong lời nói.

D. Làm câu văn ngắn gọn và xúc tích.

Bài 6. Em hãy:

a) Gạch chân dưới điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn sau:

            Buổi sáng, mưa nhẹ rơi xuống khắp khu vườn. Mưa rơi tí tách trên lá cây tạo thành những giọt nước long lanh như ngọc. Mưa làm mát dịu không khí, xua tan đi cái nóng oi ả của mùa hè. Mưa làm vạn vật trở nên tươi mới.

(Theo Mai Thuỳ)

b) Cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn văn trên:      

Bài 7. Em hãy gạch chân dưới điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

Đất nước ta đẹp như tranh

Từng đàn chim đang tung cánh

Bay khắp thênh thang cánh đồng

Bay khắp mênh mông biển rộng

 

Đất nước ta đẹp như mơ

Đồi và núi phủ mây mờ

Đẹp mơ màng trong giấc mộng

Như bồng lai chốn nhân gian.

(Trích “Đất nước” - Theo Hồng Mai)

Bài 8. Em hãy xác định điệp từ, điệp ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng biện pháp điệp từ điệp ngữ đó:

            Tôi nhớ căn bếp nhỏ của bà, nhớ cái bếp lửa rực hồng những ngày đông giá rét, nhớ cả giàn mướp xanh trước cửa bếp.

(Theo Giang Anh)

Bài 9. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để đoạn văn dưới đây có sử dụng điệp từ, điệp ngữ:

......... Mỗi khi nhắc đến quê hương, có người nhớ về những con đường làng quen thuộc. ………………………… tiếng gọi của mẹ từ ngõ nhỏ. …………………………… những buổi chiều nô đùa cùng đám bạn trên cánh đồng xanh.

(Theo Thu Giang)

Bài 10. Hãy dùng điệp từ, điệp ngữ viết lại câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:

..... Tôi thích dòng sông xanh chảy qua làng tôi, những con thuyền nhỏ lặng lẽ trôi và cả làn khói mỏng bay lên từ những căn nhà ven sông.

(Theo Hồng Thư)

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bài 1. Em hãy chọn điệp từ thích hợp để thay thế ✿ trong đoạn thơ dưới đây:

Gió thổi mây ✿ chơi

✿ đến khắp muôn nơi

✿ từ trong đất liền

✿ ra ngoài biển khơi.

(Trích “Đi cùng gió” - Theo Thu Giang)

A. nhìn

B. đi

C. chạy

D. ngắm

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung đoạn thơ để chọn điệp từ thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Điệp từ thay thế ✿ là “đi”.

Đáp án B.

Bài 2. Câu thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng điệp từ?

A. Cần cù bù thông minh.

B. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

D. Tôn sư trọng đạo.

Phương pháp giải:

Em xác định câu có từ ngữ hoặc cụm từ được lặp lại nhiều lần.

Lời giải chi tiết:

Câu thành ngữ, tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” có sử dụng điệp từ “học”.

Đáp án C.

Bài 3. Tác dụng của điệp từ trong câu ca dao sau là gì?

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

(Ca dao)

A. Nhấn mạnh những hình ảnh giản dị của quê hương.

B. Nhấn mạnh tình yêu, nỗi nhớ quê hương của tác giả.

C. Nhấn mạnh rằng quê hương của tác giả rất nghèo.

D. Nhấn mạnh những món ăn đặc sản ở quê hương của tác giả.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung câu văn để nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của điệp từ trong câu ca dao sau là nhấn mạnh tình yêu, nỗi nhớ quê hương của tác giả.

Đáp án B.

Bài 4. Em hãy xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Đêm nay cả bầu trời vắng tanh

Tôi muốn thả hồn vào trăng thanh

Tôi muốn hoà mình trong gió lạnh

Tôi muốn đỏng đảnh lướt theo mây.

(Theo Giang Anh)

A. Tôi muốn

B. Tôi

C. bầu trời

D. mây

Phương pháp giải:

Em xác định từ ngữ hoặc cụm từ được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh nội dung đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Điệp ngữ trong đoạn thơ là “Tôi muốn” nhấn mạnh những mong muốn của tác giả: tình yêu thiên nhiên và niềm mong muốn được hòa mình vào thiên nhiên.

Đáp án A.

Bài 5. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu sau là gì?

“Hãy giữ lấy hòa bình! Hãy giữ lấy tình yêu! Hãy giữ lấy những điều tốt đẹp!”

A. Kêu gọi mạnh mẽ hành động của con người.

B. Tạo cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng.

C. Thể hiện sự đối lập trong lời nói.

D. Làm câu văn ngắn gọn và xúc tích.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung câu văn để nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu sau là kêu gọi mạnh mẽ hành động giữ lấy hoà bình của con người.

Đáp án A.

Bài 6. Em hãy:

a) Gạch chân dưới điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn văn sau:

            Buổi sáng, mưa nhẹ rơi xuống khắp khu vườn. Mưa rơi tí tách trên lá cây tạo thành những giọt nước long lanh như ngọc. Mưa làm mát dịu không khí, xua tan đi cái nóng oi ả của mùa hè. Mưa làm vạn vật trở nên tươi mới.

(Theo Mai Thuỳ)

b) Cho biết tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn văn trên:      

Phương pháp giải:

Em xác định từ ngữ hoặc cụm từ được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh nội dung đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

a)

            Buổi sáng, mưa nhẹ rơi xuống khắp khu vườn. Mưa rơi tí tách trên lá cây tạo thành những giọt nước long lanh như ngọc. Mưa làm mát dịu không khí, xua tan đi cái nóng oi ả của mùa hè. Mưa làm vạn vật trở nên tươi mới.

b) Điệp từ “mưa”, điệp ngữ “mưa làm” trong đoạn văn trên có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp dịu mát, tươi mới mà mưa mang lại.

Bài 7. Em hãy gạch chân dưới điệp từ, điệp ngữ có trong đoạn thơ sau:

Đất nước ta đẹp như tranh

Từng đàn chim đang tung cánh

Bay khắp thênh thang cánh đồng

Bay khắp mênh mông biển rộng

 

Đất nước ta đẹp như mơ

Đồi và núi phủ mây mờ

Đẹp mơ màng trong giấc mộng

Như bồng lai chốn nhân gian.

(Trích “Đất nước” - Theo Hồng Mai)

Phương pháp giải:

Em xác định từ được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

Đất nước ta đẹp như tranh

Từng đàn chim đang tung cánh

Bay khắp thênh thang cánh đồng

Bay khắp mênh mông biển rộng

 

Đất nước ta đẹp như

Đồi và núi phủ mây mờ

Đẹp mơ màng trong giấc mộng

Như bồng lai chốn nhân gian.

Bài 8. Em hãy xác định điệp từ, điệp ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng biện pháp điệp từ điệp ngữ đó:

            Tôi nhớ căn bếp nhỏ của bà, nhớ cái bếp lửa rực hồng những ngày đông giá rét, nhớ cả giàn mướp xanh trước cửa bếp.

(Theo Giang Anh)

Phương pháp giải:

Em xác định từ được lại nhiều lần và nêu tác dụng của biện pháp điệp từ điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

Điệp từ “nhớ” lặp lại ba lần, làm nổi bật nỗi nhớ của nhân vật “tôi” với căn bếp thân thuộc của bà.

Bài 9. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để đoạn văn dưới đây có sử dụng điệp từ, điệp ngữ:

......... Mỗi khi nhắc đến quê hương, có người nhớ về những con đường làng quen thuộc. ………………………… tiếng gọi của mẹ từ ngõ nhỏ. …………………………… những buổi chiều nô đùa cùng đám bạn trên cánh đồng xanh.

(Theo Thu Giang)

Phương pháp giải:

Em xác định từ thích hợp ở câu đầu để điền vào chỗ chấm.

Lời giải chi tiết:

Mỗi khi nhắc đến quê hương, có người nhớ về những con đường làng quen thuộc. Có người nhớ tiếng gọi của mẹ từ ngõ nhỏ. Có người nhớ những buổi chiều nô đùa cùng đám bạn trên cánh đồng xanh.

Bài 10. Hãy dùng điệp từ, điệp ngữ viết lại câu văn sau để nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc:

..... Tôi thích dòng sông xanh chảy qua làng tôi, những con thuyền nhỏ lặng lẽ trôi và cả làn khói mỏng bay lên từ những căn nhà ven sông.

(Theo Hồng Thư)

Phương pháp giải:

Em xác định nội dung câu văn để chọn điệp từ, điệp ngữ thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Tôi thích dòng sông xanh chảy qua làng tôi, thích những con thuyền nhỏ lặng lẽ trôi và thích cả làn khói mỏng bay lên từ những căn nhà ven sông.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí