Bài tập ôn hè Tiếng Việt 5 lên 6, đề tiếng việt ôn hè lớp 5 Chủ đề 6. Câu đơn và câu ghép - Tiếng Việt 5

Bài tập Câu đơn và câu ghép - Ôn hè Tiếng Việt 5

Tải về

Bài 1. Câu ghép sau có mấy vế câu? Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng chói chang. A. 1 vế câu. B. 2 vế câu. C. 3 vế câu. D. 4 vế câu.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Câu ghép sau có mấy vế câu?

Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng chói chang.

A. 1 vế câu.

B. 2 vế câu.

C. 3 vế câu.

D. 4 vế câu.

Bài 2. Chọn cặp từ phù hợp để thay thế ✿ trong câu dưới đây:

✿ nước lũ dâng cao ✿ người dân phải di chuyển sang ngọn đồi bên kia.

A. Tuy…nhưng...

B. Vì…nên...

C. Nếu…thì…

D. Không những….mà còn…

Bài 3. Câu nào sau đây là câu đơn?

A. Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.

B. Cơn mưa vừa tạnh, cầu vồng đã xuất hiện trên đỉnh núi.

C. Con mèo này tên là Na, nó là con mèo của chị Mai.

D. Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em biết là mùa đông đã về rồi.

Bài 4. Chọn cặp từ phù hợp để thay thế ✿ trong câu dưới đây:

Sử dụng túi vải ✿ thân thiện với môi trường ✿ ta còn có thể tái sử dụng.

A. chẳng những…mà…

B. chưa…đã….

C. nhờ…mà…

D. vừa…vừa…

Bài 5. Câu nào sau đây là câu ghép?

A. Nguyệt vừa chăm học lại vừa chăm làm.

B. Mùa đông, những con gió lạnh buốt tràn về.

C. Sấm nổ đì đùng, sét rạch ngang trời, mưa bắt đầu rơi.

D. Tia nắng len lỏi qua từng tán lá, chiếu rọi xuống cả vườn cây.

Bài 6. Dùng dấu “/” để ngăn cách các vế của câu ghép trong đoạn văn dưới đây:

            Mùa thu đến, những hàng cây khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả. Ông mặt trời nhô lên từ đỉnh núi, ánh nắng đã dịu hơn, không còn gay gắt như mùa hạ. Làn gió thu mát lành lướt qua và những chiếc lá rơi đầy trên con đường làng.

(Theo Quyền Quý)

Bài 7. Em hãy nối hai câu đơn dưới đây thành một câu ghép phù hợp:

a) Mai thấy chú thỏ bị mắc kẹt. Cô bé chậm rãi tiến lại gần để giúp chú.    

b) Chú cá bảy màu rất đáng yêu. Ly vẫn quyết định thả nó trở lại hồ nước.

Bài 8. Em hãy điền “Đ” vào câu văn sử dụng đúng cặp kết từ, điền “S” vào câu văn sử dụng sai cặp kết từ để nối các vế trong câu ghép dưới đây:

Mặc dù con đường rất trơn trượt nhưng chúng tôi đi chậm lại.

 

Chú Hải vừa về, chú cún con đã mừng rỡ chạy ra cửa đón.

 

Không khí ở đây chẳng những trong lành mà thời tiết còn rất dễ chịu.

 

Thuỷ Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu, Sơn Tinh đẩy núi cao lên bấy nhiêu.

 

Bài 9. Em hãy gạch chân dưới kết từ được dùng để nối các vế câu ghép dưới đây:

a) Khuê nhặt rau còn mẹ buộc thành từng bó để đem ra chợ bán.

b) Thuỷ chăm sóc cây cà chua rất kĩ nên cây nhanh đơm hoa, kết trái.

c) Nam định ra đồng chơi với lũ trẻ hoặc cậu sẽ ở nhà phụ mẹ thu thóc.

d) Cơn mưa vừa ngót thì Nam liền vội vã chạy ra đồng đón mẹ.

Bài 10. Em hãy điền kết từ phù hợp để nối các vế câu ghép dưới đây:

a) Mùi hoa sữa nồng nàn …………… mùi hoa sen dịu nhẹ.

b) Thời tiết rất lạnh…………………bố vẫn dậy sớm ra đồng.

Lời giải

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bài 1. Câu ghép sau có mấy vế câu?

Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng chói chang.

A. 1 vế câu.

B. 2 vế câu.

C. 3 vế câu.

D. 4 vế câu.

Phương pháp giải:

Em xác định các vế câu.

Lời giải chi tiết:

Mặt trời (CN1) / càng lên cao (VN1), ánh nắng (CN2) / càng chói chang (VN2).

Câu ghép có 2 vế câu.

Đáp án B.

Bài 2. Chọn cặp từ phù hợp để thay thế ✿ trong câu dưới đây:

✿ nước lũ dâng cao ✿ người dân phải di chuyển sang ngọn đồi bên kia.

A. Tuy…nhưng...

B. Vì…nên...

C. Nếu…thì…

D. Không những….mà còn…

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung câu để chọn cặp từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

nước lũ dâng cao nên người dân phải di chuyển sang ngọn đồi bên kia.

Đáp án B.

Bài 3. Câu nào sau đây là câu đơn?

A. Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.

B. Cơn mưa vừa tạnh, cầu vồng đã xuất hiện trên đỉnh núi.

C. Con mèo này tên là Na, nó là con mèo của chị Mai.

D. Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em biết là mùa đông đã về rồi.

Phương pháp giải:

Em xác định câu đơn và câu ghép.

Lời giải chi tiết:

Câu A, B, C là câu ghép.

Câu D là câu đơn.

Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt (VN1), em (CN) / biết là mùa đông đã về rồi (VN2).

Đáp án D.

Bài 4. Chọn cặp từ phù hợp để thay thế ✿ trong câu dưới đây:

Sử dụng túi vải ✿ thân thiện với môi trường ✿ ta còn có thể tái sử dụng.

A. chẳng những…mà…

B. chưa…đã….

C. nhờ…mà…

D. vừa…vừa…

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung câu để chọn cặp từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Sử dụng túi vải chẳng những thân thiện với môi trường ta còn có thể tái sử dụng.

Đáp án A.

Bài 5. Câu nào sau đây là câu ghép?

A. Nguyệt vừa chăm học lại vừa chăm làm.

B. Mùa đông, những con gió lạnh buốt tràn về.

C. Sấm nổ đì đùng, sét rạch ngang trời, mưa bắt đầu rơi.

D. Tia nắng len lỏi qua từng tán lá, chiếu rọi xuống cả vườn cây.

Phương pháp giải:

Em xác định câu đơn và câu ghép.

Lời giải chi tiết:

Câu A, B, D là câu đơn.

Câu C là câu ghép.

Sấm (CN1) / nổ đì đùng (VN1), sét (CN2) / rạch ngang trời (VN2), mưa (CN3) / bắt đầu rơi (VN3).

Đáp án C.

Bài 6. Dùng dấu “/” để ngăn cách các vế của câu ghép trong đoạn văn dưới đây:

            Mùa thu đến, những hàng cây khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả. Ông mặt trời nhô lên từ đỉnh núi, ánh nắng đã dịu hơn, không còn gay gắt như mùa hạ. Làn gió thu mát lành lướt qua và những chiếc lá rơi đầy trên con đường làng.

(Theo Quyền Quý)

Phương pháp giải:

Em tìm câu ghép để xác định các vế câu ghép.

Lời giải chi tiết:

Mùa thu đến, những hàng cây khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả. Ông mặt trời nhô lên từ đỉnh núi, / ánh nắng đã dịu hơn, không còn gay gắt như mùa hạ. Làn gió thu mát lành lướt qua / và những chiếc lá rơi đầy trên con đường làng.

Bài 7. Em hãy nối hai câu đơn dưới đây thành một câu ghép phù hợp:

a) Mai thấy chú thỏ bị mắc kẹt. Cô bé chậm rãi tiến lại gần để giúp chú.    

b) Chú cá bảy màu rất đáng yêu. Ly vẫn quyết định thả nó trở lại hồ nước.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hai câu đã cho lựa chọn từ nối phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Mai thấy chú thỏ bị mắc kẹt nên cô bé chậm rãi tiến lại gần để giúp chú.           

b) Chú cá bảy màu rất đáng yêu nhưng Ly vẫn quyết định thả nó trở lại hồ nước.

Bài 8. Em hãy điền “Đ” vào câu văn sử dụng đúng cặp kết từ, điền “S” vào câu văn sử dụng sai cặp kết từ để nối các vế trong câu ghép dưới đây:

Mặc dù con đường rất trơn trượt nhưng chúng tôi đi chậm lại.

 

Chú Hải vừa về, chú cún con đã mừng rỡ chạy ra cửa đón.

 

Không khí ở đây chẳng những trong lành mà thời tiết còn rất dễ chịu.

 

Thuỷ Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu, Sơn Tinh đẩy núi cao lên bấy nhiêu.

 

Phương pháp giải:

Em xác định cặp kết từ trong câu có phù hợp với nội dung câu chưa.

Lời giải chi tiết:

Mặc dù con đường rất trơn trượt nhưng chúng tôi đi chậm lại.

S

Chú Hải vừa về, chú cún con đã mừng rỡ chạy ra cửa đón.

Đ

Không khí ở đây chẳng những trong lành mà thời tiết còn rất dễ chịu.

Đ

Thuỷ Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu, Sơn Tinh đẩy núi cao lên bấy nhiêu.

Đ

Bài 9. Em hãy gạch chân dưới kết từ được dùng để nối các vế câu ghép dưới đây:

a) Khuê nhặt rau còn mẹ buộc thành từng bó để đem ra chợ bán.

b) Thuỷ chăm sóc cây cà chua rất kĩ nên cây nhanh đơm hoa, kết trái.

c) Nam định ra đồng chơi với lũ trẻ hoặc cậu sẽ ở nhà phụ mẹ thu thóc.

d) Cơn mưa vừa ngót thì Nam liền vội vã chạy ra đồng đón mẹ.

Phương pháp giải:

Em xác định từ nối giữa các vế câu ghép.

Lời giải chi tiết:

a) Khuê nhặt rau còn mẹ buộc thành từng bó để đem ra chợ bán.

b) Thuỷ chăm sóc cây cà chua rất kĩ nên cây nhanh đơm hoa, kết trái.

c) Nam định ra đồng chơi với lũ trẻ hoặc cậu sẽ ở nhà phụ mẹ thu thóc.

d) Cơn mưa vừa ngót thì Nam liền vội vã chạy ra đồng đón mẹ.

Bài 10. Em hãy điền kết từ phù hợp để nối các vế câu ghép dưới đây:

a) Mùi hoa sữa nồng nàn …………… mùi hoa sen dịu nhẹ.

b) Thời tiết rất lạnh…………………bố vẫn dậy sớm ra đồng.

Phương pháp giải:

Em dựa vào mối quan hệ giữa hai vế câu để điền kết từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Mùi hoa sữa nồng nàn còn mùi hoa sen dịu nhẹ.

b) Thời tiết rất lạnh nhưng bố vẫn dậy sớm ra đồng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 5 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí