-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có trăng, phụ đèn.
Câu tục ngữ châm biếm những kẻ phụ bạc nghĩa tình, dễ thay lòng đổi dạ, quên đi người đã từng giúp đỡ họ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tham phú, phụ bần.
Câu tục ngữ phê phán những kẻ ham mê vật chất, coi trọng tiền bạc mà làm phụ lòng, đánh mất đi người đã sát cánh bên mình lúc khó khăn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu vì nết, chẳng chết vì người.
Câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của con người. Chính những tính nết, phẩm chất bên trong ấy mới là nhân tố quyết định giá trị của một con người, chứ không phải là vẻ đẹp bên ngoài.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Méo mó có hơn không.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết chấp nhận những điều chưa hoàn hảo. Dù sự vật, sự việc có méo mó, không được như ý muốn, song nó có vẫn hơn là không bao giờ xuất hiện.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trót đa mang phải đèo bòng.
Câu tục ngữ ám chỉ những người tham việc, ôm đồm hết tất cả những công việc vào người, để rồi phải chịu nhiều sự vướng bận, mệt mỏi. Qua đó, tác giả dân gian nhắc nhở mỗi người cần biết chọn lựa công việc phù hợp với năng lực của bản thân, không nên ôm một lúc nhiều việc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bỏ thì thương, vương thì tội.
Câu tục ngữ thể hiện sự phân vân của chàng trai, cô gái trong một mối tình không đẹp. Họ bỏ nhau thì lại thấy thương nhau; nhưng còn ở bên nhau thì lại thấy đây là điều không nên làm, bởi cuối cùng kết quả cũng không tốt đẹp gì.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đứt gánh giữa đường.
Câu tục ngữ nói về mối tình đang đẹp bỗng tự nhiên bị bỏ dở, tan vỡ, không có kết quả tốt đẹp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thắm lắm phai nhiều.
Câu tục ngữ nói về việc trong tình yêu, dù ban đầu có đậm sâu thì sau dần cũng bị phai nhạt dần. Tình yêu càng dễ vồ vập, thắm thiết thì càng chóng tàn, chóng quên.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đổi trắng thay đen.
Câu tục ngữ ám chỉ những người làm đảo lộn trắng đen, phải trái, không tuân theo những luân lí, đạo đức thông thường. Đây là những người xảo trá, đáng bị xã hội lên án.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cá chậu chim lồng.
Câu tục ngữ nói về cuộc sống bị bó buộc, tù túng, không có tự do. Câu tục ngữ này thường được sử dụng để miêu tả cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Được ta, xót xa người.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta không nên chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà chà đạp lên lợi ích của những người xung quanh mình. Từ đó, ta nhận thấy rằng, việc cân bằng giữa lợi ích của mình và mọi người vô cùng quan trọng, bởi nó thể hiện sự khéo léo trong cách ứng xử và phẩm chất của mỗi người.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Già kén kẹn hom.
Câu tục ngữ châm biếm những kẻ kén chọn, có những tiêu chuẩn quá cao trong tình yêu, để rồi đến lúc già vẫn chưa còn cô độc, không xứng đôi cùng ai.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chanh chua chớ phụ, ngọt bòng chớ ham.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải luôn chung tình, gắn bó với người mình yêu, chớ thấy có ai hơn mà nỡ phụ bạc người bên cạnh ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trai nhớ vợ cũ, gái nhớ chồng xưa.
Câu tục ngữ đã nêu lên một hiện trạng: người con trai, con gái khi có tình yêu mới thì thường nhớ về người vợ, người chồng cũ của mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
Câu tục ngữ đề cao tình yêu tự nguyện, không có sự ép buộc. Trên đời này, người ta chỉ ép dầu, ép mỡ, chứ không ai có thể bắt ép ta phải yêu một người mà bản thân mình không yêu. Tình yêu ép buộc sẽ luôn không có sự hạnh phúc và bền lâu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thuyền theo lái, gái theo chồng.
Câu tục ngữ nói về việc người con gái khi lấy chồng thì phụ thuộc, nương tựa hoàn toàn vào người chồng. Đây là quan niệm cổ của người xưa, đã không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Miếng trầu nên dâu nhà người.
Câu tục ngữ nói về việc cưới xin của người con gái. Khi nhà gái nhận trầu cau bên nhà trai, thì coi như người con gái đã chấp nhận về làm dâu của nhà trai.
-
Ý nghĩa câu ca dao Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
Câu ca dao khuyên nhủ mọi người cần phải chăm chỉ lao động, nỗ lực phấn đấu trong học tập và công việc để đạt được thành công và hạnh phúc. Lười biếng, say sưa rượu chè là những thói hư tật xấu cần phải được loại bỏ để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn sư trọng đạo. Dù chỉ học được một nửa kiến thức, một phần kiến thức từ thầy cũng cần phải trân trọng và biết ơn
-
Ý nghĩa câu ca dao Trăm năm giữ vẹn chữ tòng Sống sao thác vậy một chồng mà thôi
Câu ca dao thể hiện quan niệm về đạo làm vợ trong xã hội xưa, đề cao sự chung thủy, son sắt của người phụ nữ. Họ luôn giữ gìn phẩm giá, gìn giữ hạnh phúc gia đình, dù trải qua bao thăng trầm, biến đổi của cuộc sống. Hình ảnh người phụ nữ trong câu ca dao là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, một biểu tượng cho lòng chung thủy, đức hạnh vẹn toàn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trọng thầy mới được làm thầy
Nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo lý tôn sư trọng đạo. Người học cần phải biết tôn trọng, kính mến thầy giáo, người đã truyền đạt kiến thức và dìu dắt ta trong học tập. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Câu tục ngữ nói đến ba việc lớn của đời người đàn ông theo quan niệm xưa
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Treo đầu dê, bán thịt chó
Câu tục ngữ ám chỉ hành vi lừa đảo, dối trá, quảng cáo sai sự thật nhằm thu hút khách hàng, trục lợi cá nhân
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một lần bất tín, vạn lần bất tin
Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của chữ tín trong cuộc sống. Lòng tin là nền tảng cho mọi mối quan hệ, khi đã mất đi lòng tin, rất khó để xây dựng lại
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chữ tín còn quý hơn vàng
Câu tục ngữ khẳng định giá trị to lớn của lòng tin trong cuộc sống. Lòng tin được ví như vàng, thậm chí còn quý giá hơn vàng vì nó là nền tảng cho mọi mối quan hệ, giúp xây dựng và vun đắp những giá trị tốt đẹp
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Rao mật gấu, bán mật heo
Câu tục ngữ dùng để ám chỉ hành vi lừa đảo, dối trá, quảng cáo sai sự thật nhằm thu hút khách hàng, trục lợi cá nhân
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Rao ngọc, bán đá
Câu tục ngữ dùng để ám chỉ hành vi lừa đảo, dối trá, quảng cáo sai sự thật nhằm thu hút khách hàng, trục lợi cá nhân
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy
Câu tục ngữ khẳng định giá trị của lời hứa đối với người quân tử. Lời hứa của người quân tử được ví như con ngựa phi nhanh, một khi đã được thốt ra thì không thể thu hồi lại. Do đó, người quân tử cần cẩn trọng trong lời nói, suy nghĩ kỹ trước khi hứa hẹn để tránh thất hứa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
Câu tục ngữ khẳng định giá trị của lời hứa. Lời nói, lời hứa của mỗi người được ví như con ngựa phi nhanh, một khi đã được thốt ra thì không thể thu hồi lại. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng trong lời nói, suy nghĩ kỹ trước khi hứa hẹn để tránh thất hứa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Câu tục ngữ nói lên sự bất công bằng trong gia đình: một đứa con thì yêu mến, chăm chút; đứa còn lại thì ghen ghét, khinh bỏ. Qua đó, tác giả dân gian ngầm nhắn nhủ chúng ta cần chăm sóc, quý mến toàn bộ các con, không nên thiên vị đứa con nào.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tha kẻ gian, oan người ngay
Câu tục ngữ này phê phán, lên án những hành vi bất công, thiếu công bằng trong xã hội, nơi kẻ gian được tha thứ, còn người ngay phải chịu oan ức. Nó thể hiện mong muốn về một xã hội công bằng, nơi pháp luật được thực thi nghiêm minh, kẻ ác bị trừng phạt, người tốt được bảo vệ.
-
Ý nghĩa tục ngữ Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay
Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải sống ngay thẳng, chính trực. Đừng nên dung túng cho người xấu khi biết họ có hành động không tốt, không đổ oan, quy tội cho người ngay thẳng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu
Câu tục ngữ khẳng định nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đánh giá và xử lý mọi việc
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bênh lý, không bênh thân
Câu tục ngữ khuyên mọi người nên coi trọng lí lẽ, đặt lẽ phải lên trên hết chứ không vì tình thân, quan hệ mà bỏ qua đúng sai
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cho đều, kêu cho sòng
Câu tục ngữ khuyên nhủ cần phải công bằng, sòng phẳng trong công việc cũng như hưởng thụ thành quả
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thượng bất chính, hạ tắc loạn
Khi người trên không liêm chính, không ngay thẳng thì sẽ dẫn đến tình trạng rối ren, loạn lạc ở người dưới. Câu tục ngữ đề cao vai trò quan trọng của người lãnh đạo trong việc xây dựng và duy trì trật tự xã hội.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Quân pháp bất vị thân
Câu tục ngữ thể hiện tinh thần đề cao pháp luật, đề cao sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Ngoài ra, nó cũng thể hiện tinh thần đề cao công lí, lẽ phải trong cuộc sống
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo
Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh ẩn dụ "cây" và "bóng" để nói về phẩm chất đạo đức của con người. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta sống ngay thẳng, trung thực, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt đẹp, sống đúng với lương tâm, đạo lí, có những hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Đồng thời, không nên sống gian trá, lừa lọc, làm việc trái với pháp luật, đạo đức
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Áo rách cốt cách người thương
Câu tục ngữ nói về sự liêm khiết, chính trực của con người. Theo đó, con người dù cho có nghèo khổ, khó khăn nhưng phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt thì mọi người vẫn thương yêu, quý mến và tôn trọng
-
Ý nghĩa câu ca dao Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm
Câu ca dao nói đến sự khách quan, công bằng trong công việc. Không vì tình cảm cá nhân mà ảnh hưởng đến công việc chung
-
Ý nghĩa câu ca dao Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa
Câu ca dao phê phán tình trạng những người có vị trí, địa vị cao trong một tập thể không tuân thủ pháp luật, sống buông thả khiến cho tập thể đi xuống, không có tổ chức, những người bên dưới sẽ bất mãn, họ có thể sẽ tự đứng lên bảo vệ quyền lợi của bản thân bằng mọi cách.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ngọc bất trác, bất thành khí
Câu tục ngữ có hàm ý nhắc nhở chúng ta cần rèn luyện, trau dồi kiến thức, kĩ năng, phẩm chất hơn để nâng cao giá trị bản thân mình và được mọi người xung quanh mến mộ.
-
Ý nghĩa câu ca dao Khôn ngoan tính trọn mọi bề Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai
Câu ca dao đề cao sự khôn khéo, thông minh trong cuộc sống của mỗi người. Trong mọi việc, cần suy nghĩ kĩ lưỡng, xem xét mọi khía cạnh trước khi hành động để giải quyết vấn đề một cách sáng suốt, hiệu quả. Đồng thời, phải luôn giữ đúng lời hứa, sống đúng với pháp luật, đạo đức nhưng cũng phải biết đề phòng những kẻ gian lận, không nên cả tin.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nên biết lắng nghe lời khuyên của người khác, không vì sự tự ái mà phủ nhận sự thật
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thua keo này, bày keo khác
Tục ngữ khuyên chúng ta nếu lần này lỡ gặp thất bại thì phải rút kinh nghiệm cho các lần sau, không nên nản chí, nản lòng.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhập gia tuỳ tục, nhập giang tuỳ khúc
Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết tuỳ theo hoàn cảnh để ứng xử cho phù hợp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Vẻ đẹp của con người không phải tự nhiên có mà cần phải được trau dồi, hoàn thiện qua thời gian. Tương tự, cây lúa cần được chăm sóc thường xuyên để phát triển tốt
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cha mẹ sinh con trời sinh tính
Tục ngữ có ý khẳng định tính nết của con người do trời định sẵn, cha mẹ khó lòng uốn nắn được.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
Câu tục ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống chung, làm việc cùng nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
Đây là bài học được ông cha ta đúc kết: khi đi ra khỏi nhà để làm việc gì, ta nên hỏi người già, vì họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu; còn khi về nhà, muốn biết những chuyện khi ta vắng nhà, ta nên hỏi trẻ con, vì chúng hồn nhiên, ngây thơ và luôn kể đúng sự thật.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Được tiếng còn hơn được miếng
Câu tục ngữ này khuyên con người nên chú trọng xây dựng danh tiếng tốt đẹp, uy tín cao quý hơn là chạy theo lợi ích vật chất nhất thời. Có danh tiếng tốt sẽ giúp ta tạo dựng được lòng tin, sự tin tưởng và mến mộ từ người khác, từ đó có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài và bền vững hơn so với việc chỉ chăm chăm kiếm tiền.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vô công bất hưởng lợi
Câu tục ngữ này khẳng định rằng muốn hưởng thụ thành quả, lợi ích thì trước hết phải có công lao, đóng góp tương xứng. Không ai có thể được hưởng thụ mà không lao động, không nỗ lực.
Theo nghĩa rộng hơn, câu tục ngữ thể hiện liêm sỉ, đạo đức của người xưa, không có công cán, không có lí do gì để nhận thưởng, ở đời nếu tham lam sẽ rước lấy họa vào thân.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ngôn tất tiên tín
Câu tục ngữ khẳng định rằng khi nói chuyện, giao tiếp với người khác, ta cần phải giữ lời hứa, nói lời trung thực, đáng tin cậy. Lời nói của ta phải xuất phát từ sự chân thành, thiện chí và mang lại giá trị tích cực cho người nghe.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người đừng khinh rẻ người
Câu tục ngữ này khuyên con người cần biết trân trọng giá trị con người, mỗi người đều có những phẩm chất, tài năng riêng biệt và đều đáng được tôn trọng. Không ai hoàn hảo, ai cũng có những điểm yếu, khuyết điểm, vì vậy chúng ta không nên vội vàng phán xét hay khinh thường người khác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhân vô tín như xa vô luân
Câu tục ngữ khẳng định con người không biết giữ chữ tín, không giữ lời hứa thì cũng giống như chiếc xe không có bánh, cứ mãi đứng một chỗ mà không thể cử động hay chuyển động về hướng nào.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người chết nết còn
Nghĩa đen: Câu tục ngữ khẳng định rằng, mặc dù con người đã qua đời, thể xác không còn, nhưng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ vẫn còn được ghi nhớ, lưu truyền và trân trọng.
Nghĩa bóng: Câu tục ngữ là lời nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của việc rèn luyện phẩm chất đạo đức. Mỗi người cần sống cho đúng với lương tâm, đạo đức, làm những việc tốt đẹp để được mọi người yêu quý, kính trọng và có một cuộc sống ý nghĩa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
Câu tục ngữ đề cao giá trị của danh dự và phẩm chất con người. Con người cần sống sao cho khi chết đi vẫn được mọi người nhớ đến với những điều tốt đẹp, để lại tiếng thơm lưu truyền muôn đời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn một miếng tiếng một đời
Câu tục ngữ khuyên răn mọi người cần cẩn trọng trong lời nói và hành động, bởi vì những hành vi sai trái, dù chỉ là nhỏ nhặt, cũng có thể để lại hậu quả lâu dài và khó sửa chữa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đói miếng hơn tiếng đời
Câu tục ngữ đề cao giá trị to lớn của danh dự và phẩm chất đạo đức con người. Con người cần sống cho đúng với lương tâm, đạo đức, làm những việc tốt đẹp để được mọi người yêu quý, kính trọng, dù cho họ có hoàn cảnh khó khăn đến đâu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ
Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ, cần rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp ngay từ khi còn trẻ. Lúc này, con người có nhiều sức khỏe, nhiệt huyết và tiềm năng để học hỏi, rèn luyện và phát triển bản thân. Nếu không rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp ngay từ khi còn trẻ, khi trưởng thành, con người sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ, sa ngã, dẫn đến những hành vi sai trái, ảnh hưởng đến danh dự và cuộc sống của bản thân.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu
Câu tục ngữ đề cao phẩm giá và ý chí tự chủ của con người. Con người cần sống một cách mạnh mẽ, kiên cường, không nên khuất phục trước khó khăn, thử thách hay trước những kẻ độc ác, áp bức. Đồng thời, cũng khuyên con người cần sống trung thực, ngay thẳng, không nên nịnh hót, xu nịnh, hay làm những điều trái với lương tâm, đạo đức để cầu lợi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục
Câu tục ngữ đề cao giá trị to lớn của danh dự và phẩm chất đạo đức con người. Con người cần sống cho đúng với lương tâm, đạo đức, làm những việc tốt đẹp để được mọi người yêu quý, kính trọng, dù cho họ có hoàn cảnh khó khăn đến đâu. Thà rằng chết đi thanh thản, giữ gìn được phẩm giá, còn hơn sống một cuộc sống nhơ nhớp, vấy bẩn, đánh mất danh dự.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chết đứng hơn sống quỳ
Câu tục ngữ đề cao giá trị to lớn của phẩm giá và ý chí tự chủ con người. Con người cần sống cho đúng với lương tâm, đạo đức, làm những việc tốt đẹp để được mọi người yêu quý, kính trọng, dù cho họ có hoàn cảnh khó khăn đến đâu. Thà rằng chết đi thanh thản, giữ gìn được phẩm giá, còn hơn sống một cuộc sống quỵ luỵ, hèn mọn, đánh mất bản thân.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trâu buộc ghét trâu ăn
Câu tục ngữ mang ý nghĩa phê phán tâm lý đố kỵ, ganh ghét của con người khi bản thân gặp khó khăn, kìm hãm mà lại không vui khi người khác thành công, tự do. Khi bản thân không có được những gì mình mong muốn, con người thường sinh lòng đố kỵ với những người có được điều đó. Đây là một lời nhắc nhở về sự ganh ghét vô lý và khuyên con người nên biết hài lòng, sống bao dung, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách cư xử với người khác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Bụng làm dạ chịu.
Khi ta gây ra những chuyện xấu, chuyện ngoài ý muốn, bản thân mình phải tự gánh chịu lấy hậu quả, chớ nên than vãn với ai.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
Câu tục ngữ khuyên mọi người nên yêu quý, thương yêu trẻ nhỏ. Khi ta yêu trẻ, trẻ sẽ cảm mến và thường xuyên đến nhà chúng ta để chơi.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Câu tục ngữ phê phán những kẻ sĩ diện, bao đồng, chỉ lo việc của người khác mà lười biếng, bỏ bê, vô trách nhiệm với việc bản thân cần phải làm.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm.
Khi không có ai cai quản, một số người vô ý thức sẽ tự do thoải mái, tha hồ làm bậy, khiến mọi chuyện trở nên lộn xộn, rắc rối hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trăm nghe không bằng một thấy.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta không nên chỉ nghe những lời đồn thổi mà vội vàng tin và kết luận một vấn đề nào đó. Để chắc chắn sự việc, ta nên trực tiếp quan sát kĩ càng, có sự suy xét trước khi kết luận.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Qua sông nên phải lụy đò.
Khi ta gặp khó khăn, muốn nhờ vả, nương tựa vào ai đó, ta cần đối xử tốt, năn nỉ, hạ mình, nhẫn nhục, lệ thuộc vào người đang giúp đỡ mình. Câu tục ngữ này vẫn mang một phần ý nghĩa cho tới bây giờ, song không hoàn toàn phù hợp với quan niệm ngày nay.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Lối sống, cách ứng xử của mỗi người phần nào do môi trường sống tạo nên. Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn môi trường sống tốt để học hỏi được điều hay, tránh xa những thứ xấu xa, độc ác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Người ta là hoa đất.
Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn, thiêng liêng của con người. Mỗi người đều mang vẻ đẹp, những giá trị tốt đẹp riêng. Qua đó, câu tục ngữ nhắn nhủ tới chúng ta đừng nên tự ti, mà hãy cố gắng phát triển, trau dồi bản thân để khẳng định vẻ đẹp của mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nên sống sạch sẽ, gọn gàng. Khi ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thư thái và yêu đời hơn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một điều nhịn, chín điều lành
Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta cần biết nhẫn nhịn, bình tĩnh khi gặp xung đột với người khác. Người nhẫn nhịn, có khả năng làm chủ cảm xúc, bình tĩnh trong lời nói và hành động sẽ tránh được những rắc rối không đáng có.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Câu tục ngữ nói về việc chỉ có gian lao, thử thách thì mới giúp con người có cơ hội chứng tỏ bản lĩnh của mình. Nếu vượt qua được gian nan, bạn sẽ giống như thỏi vàng quý giá. Qua đó, tác giả dân gian nhắc nhở chúng ta cần kiên trì, dũng cảm đối đầu với khó khăn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Câu tục ngữ ca ngợi tầm quan trọng của lời chào. Lời chào có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi người, vì nó đánh giá được tính cách, ý thức của từng cá nhân. Chính vì thế mà nhân dân xưa mới ví lời chào còn quan trọng hơn mâm cỗ đầy.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lá rụng về cội.
Con người dù có ở đâu, làm gì, thì cuối cùng vẫn phải trở về với quê hương, nguồn cội, nơi mình đã sinh ra. Từ đó, chúng ta cần phải nhớ tới nguồn gốc của mình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Câu tục ngữ đề cao sự khéo léo trong chi tiêu và kĩ năng xã hội của con người. Khi bạn chi tiêu khéo, bạn sẽ không lo bị nghèo; khi bạn khéo léo giao tiếp, bạn sẽ được lòng mọi người.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con sâu làm rầu nồi canh.
Câu tục ngữ ám chỉ một cá nhân có hành vi xấu nhưng có thể khiến cho cả một tập thể phải chịu mang tiếng xấu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục.
Câu tục ngữ chỉ những con người sống ngay thẳng, thà chết mà được mọi người tôn trọng còn hơn là sống nhưng làm điều nhục nhã. Qua đó, tác giả dân gian nhắn nhủ chúng ta cần có lòng tự trọng, giữ gìn nhân phẩm trong sạch dù có rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cây ngay không sợ chết đứng.
Câu tục ngữ ca ngợi những người sống ngay thẳng, chính trực. Những người có đức tính tốt này sẽ không bao giờ sợ những lời vu khống, hãm hại của kẻ xấu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người.
Câu tục ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại hình. Ngoại hình bên ngoài cũng phần nào đánh giá được tính cách bên trong của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta nên chăm chút cho vẻ bề ngoài luôn sạch sẽ, xinh đẹp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cá mạnh vì nước.
Câu tục ngữ đề cao sự ảnh hưởng của môi trường sống tới chúng ta. Khi được sống trong môi trường thuận lợi, ta rất dễ phát huy được những thế mạnh, sở trường của bản thân.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây ấy.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần sống biết ơn. Khi hưởng thành quả, nhận được sự giúp đỡ từ bất kì ai, ta cũng cần trân trọng, cảm tạ, nhớ tới công lao của họ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Con hát mẹ khen hay.
Câu tục ngữ phê phán hiện tượng những người quen biết lại tâng bốc nhau, ca tụng nhau một cách quá đà. Qua đó, các tác giả nhắn nhủ chúng ta cần có cái nhìn khách quan khi đánh giá về người khác, đặc biệt là những người thân quen.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, nguồn động viên cho mỗi người khi đối mặt với những thất bại trong cuộc sống. Thất bại sẽ giúp chúng ta rút ra được các bài học để từ đó thay đổi, cố gắng và nỗ lực nhằm hướng tới thành công.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của.
Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng sức khỏe của mình, bởi cho dù có nhiều tiền bạc nhưng không có sức khỏe thì chúng ta cũng không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.
Khi giúp đỡ bạn, mọi người sẽ chỉ giúp đỡ một phần nào đó. Để vượt qua thử thách và đạt được thành công, bạn phải tự dựa vào chính bản thân mình, biết tự giải quyết mọi công việc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người cần phải biết tự lập, gây dựng sự nghiệp dựa vào sức lực và trí tuệ của mình. Có như vậy, sự nghiệp của bản thân mới phát triển lâu bền.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Kính già, già để tuổi cho
Câu tục ngữ răn dạy chúng ta phải biết lễ phép, tôn trọng với những người lớn tuổi. Khi đó, người già sẽ vui vẻ để lại phước cho mình, chúng ta thấy hạnh phúc và càng sống lâu.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chia ngọt sẻ bùi
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn biết chia sẻ niềm vui với mọi người, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cũng là một truyền thống quý báu của ông cha ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Câu tục ngữ đề cao tình nghĩa giữa những người có quan hệ máu mủ ruột thịt với nhau. Chúng ta có thể gặp rất nhiều người lạ, nhưng những người đó sẽ không thể quan trọng bằng những người thân trong gia đình.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thương người như thể thương thân.
Câu tục ngữ nhắc nhỡ mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, quan tâm đến người khác như yêu thương bản thân mình. Có như vậy, chúng ta mới nhận được sự yêu quý, trân trọng từ mọi người.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ răn dạy chúng ta cần phải đoàn kết với nhau, như vậy thì chúng ta mới có thể vượt qua được mọi gian nan, sóng gió của cuộc đời.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
Câu tục ngữ đã khuyên nhủ chúng ta phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết
Câu tục ngữ đưa ra một bài học: nếu đoàn kết, chúng ta sẽ chiến thắng tất cả và đạt được thành công; nếu chia rẽ, chúng ta sẽ không thể vượt qua được khó khăn, thử thách.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Không có lửa sao có khói
Mọi việc diễn ra đều có nguyên nhân. Không có người gây ra thì sẽ không xảy ra chuyện đó.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tre già măng mọc
Câu tục ngữ nói về sự tiếp nối giữa các thế hệ. Khi lớp người trước già đi, sẽ luôn có lớp người trẻ hơn kế tục, phát triển những thành quả mà người đi trước để lại.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nực cười châu chấu đá xe Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh con châu chấu để khuyên chúng ta không nên coi thường, khinh thường những con người nhỏ bé, yếu ớt. Mỗi người cần phải biết sống khiêm nhường, biết mình biết ta.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải luôn biết ơn thầy cô, trân trọng công sức mà người giáo viên đã dành ra để giúp ta biết những điều hay, lẽ phải.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba
Câu tục ngữ để chỉ những ngày xấu, không may mắn. Trong quan niệm dân gian ngày mồng 7, ngày mùng 3 là ngày “Tam nương”, không may mắn cho việc khởi sự hay xuất hành.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
Mọi sự trên đời đúng là cái gì cũng nên có chừng mực mới hay. Nhiều quá không tốt, ít quá thì không hay nhưng vừa đủ thì chắc chắn đẹp.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy
Câu tục ngữ được xem như là câu cửa miệng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Khôn ngoan chẳng lo nói nhiều, người khôn dù nói nửa điều cũng khôn
Chỉ có những kẻ ngốc mới nói dài, thành ra nói dại. Họ mạnh mồm thể hiện ta giỏi, ta khôn, coi người xung quanh trở thành phường ngu dốt mà không biết rằng, càng khoe khoang thứ gì, càng dễ mất đi thứ đó.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ai giàu ba họ, ai khó ba đời
Ý cả câu muốn thể hiện rằng không ai giàu cả ba họ, cũng chẳng có ai nghèo khó luôn cả ba đời, sự giàu nghèo xảy ra không riêng gì ai, tất cả là do tính cách, ý chí, lối sống của con người quyết định rằng bản thân sẽ được sung túc, giàu sang hay nghèo đói, khốn khổ.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Câu tục ngữ là đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta khi nhìn nhận con người: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thánh nhân đãi kẻ khù khờ
Con người thường ca ngợi những kẻ khôn ngoan mà chê bai người khù khờ. Song, người kém tinh ranh lại là người rất lương thiện và không bao giờ đi tranh giành với người khác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Kiến tha lâu đầy tổ
Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ.
Nghĩa bóng (lời khuyên): Nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu tục ngữ nói về đức tính liêm khiết, lối sống trong sạch.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có chí thì nên
Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng ai có ý chí thì sẽ có được thành công.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thắng không kiêu, bại không nản
khi thành công trong cuộc sống thì không nên kiêu ngạo, tự đắc
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có cứng mới đứng được đầu gió
"Có cứng" ý chỉ những người có tài năng, thông minh, tài giỏi, từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công việc.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Câu tục ngữ khuyên con người phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài
Câu tục ngữ nghĩa là để câu được cá lớn ắt phải chuẩn bị dây dài.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo
giàu có xuất phát từ sức lao động của con người, chăm làm sẽ có của cải để ra. Ngược lại, nếu lười biếng thì dù có cầu xin, cầu may khắp các vị thần linh vẫn nghèo
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có ơn phải sợ, có nợ phải trả
Câu tục ngữ nói về việc chịu ơn và việc thiếu nợ. Ơn nghĩa hay món nợ nào cũng khó trả nhưng nợ ân tình lại nặng nề hơn cả.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
Câu tục ngữ có ý nghĩa khuyên răn con người cần phải nhớ tới công lao của những người đã làm ra sản phẩm và nhớ tới công lao của cả những người đã đối xử tốt, giúp đỡ mình
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người
Sông sâu, biển lớn nhưng cũng không phải là vô tận, chúng ta vẫn có cách để đo được độ sâu của nó.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Câu tục ngữ mang hai nghĩa
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tốt danh hơn lành áo
Tốt danh hơn lành áo cho thấy sự so sánh không cân bằng giữa danh tiếng và vật chất.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng
Câu tục ngữ là kinh nghiệm nhìn người, “nhìn mặt mà bắt hình dong” của nhân dân thời xưa. Người quân tử thì thường "nông chân" - là người có gan bàn chân dày (thể hiện sức khỏe tốt, bước đi vững chắc) thường là người cí ý chí kiên cường, thích giúp đỡ người khác.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một câu nhịn là chín câu lành
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết nhường nhịn lẫn nhau. Nhường nhịn không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát mà là gạt bỏ đi những sai trái nhỏ bé sang một bên để đổi lấy sự bình yên của cả hai bên, đồng thời giúp ta tránh khỏi những rắc rối và khiến đối phương phải nể phục khả năng giữ bình tĩnh của ta trong mọi trường.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
"Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
Câu tục ngữ mang hai ý nghĩa
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
“Ăn trông nồi” đề cập đến việc chúng ta ăn uống như thế nào cho đúng mực, hợp hoàn cảnh.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Câu tục ngữ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” ý nói khi cơ thể chúng ta đói mà được tiếp nhận thức ăn, cho dù là ít ỏi nhưng lại mang đến cảm giác vui sướng, trân trọng và biết ơn. Còn khi đã no bụng thì cho dù chúng ta ăn cao lương mĩ vị cũng sẽ cảm thấy thật bình thường.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cái nết đánh chết cái đẹp
“Cái nết” nghĩa là tính nết, tính cách, đạo đức, tâm hồn của mỗi con người.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Trách mình trước, trách người sau
Câu tục ngữ có nghĩa là trước khi chỉ trích, phê bình hay trách móc người khác thì ta nên tự xem xét, suy nghĩ và kiểm tra lại bản thân xem có gì sai sót, thiếu sót hay chưa làm tốt đến mức nào đó hay không.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Nọc người bằng mười nọc rắn
Nọc rắn rất độc, có thể gây chết người. Nọc người là hàm ý chỉ những mưu mô độc ác của con người.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Kính lão đắc thọ
“Kính lão đắc thọ” là câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết kính trọng người già.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giận mất khôn, no mất ngon
Khi người ta đã no bụng rồi thì ăn cái gì cũng không thấy ngon.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán
Cứu con vật còn được con vật trả ơn, trả nghĩa; còn cứu con người, người không trả ơn mà lại trả oán, trả lại sự thù ghét, không may mắn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân
Thức khuya mới biết đêm dài chứ không ngắn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Hết tiền tài, hết nhân nghĩa
Câu tục ngữ nói về mối quan hệ chỉ vì tiền, chứ không phải vì tình nghĩa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Sông có khúc, người có lúc
“Sông có khúc” nghĩa là nói đến con sông, có chỗ thẳng, có chỗ gấp khúc được ví như cuộc sống của con người có lúc này lúc khác, lúc buồn, lúc vui, lúc thất bại khi thành công.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
“Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ở hiền gặp lành
Ở hiền là sống lương thiện, không vụ lợi, không toan tính việc làm hại đến ai.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau
Câu tục ngữ nhấn mạnh sức mạnh của tiền bạc làm phá vỡ mọi khuôn phép, trật tự xã hội. “Mực thước” ở đây chỉ các khuôn phép, chuẩn mực đạo đức.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau
Câu tục ngữ nói về cách đối nhân xử thế giữa những người anh em trong nhà, cùng máu mủ ruột thịt với nhau, cần phải biết nhường nhịn và giúp đỡ nhau.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
Câu tục ngữ có nghĩa là chiếc lá này rách nhiều thì lá ít rách hơn che phủ, đùm lá rách lại. “Lá lành” ở đây còn biểu tượng cho người có cuộc sống thuận lợi, dư dả còn “lá rách” là người có cuộc sống cực khổ, khó khăn.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Chết giả mới biết dạ anh em
Câu tục ngữ ám chỉ việc khi muốn thử lòng anh em – bạn bè của mình thì việc giả chết là điều nên làm vì khi giả chết mới biết ai là bạn ai là thù, ai là người quan tâm – yêu thương và ai là người giả nhân giả nghĩa.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề
Dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.
Dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.
-
Ý nghĩa câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu tục ngữ nhắc nhở con người sống cần có lòng biết ơn.