Viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi>
Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận về lời xin lỗi hay nhất được trình bày khoa học giúp các em học tốt môn văn lớp 12
Dàn ý
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận: lời xin lỗi.
2. Thân đoạn
a) Giải thích
- Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.
- Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người.
b) Phân tích
* Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:
- Luôn chủ động mở lời xin lỗi, tự nhận khuyết điểm về mình khi gây ra một lỗi lầm, hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác
- Tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra
- Biết nhận thấy sai lầm của mình và mong muốn được khắc phục
- Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.
* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?
- Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội
- Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn
- Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người
- Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra
- Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần
- Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người
- Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.
- Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm.
- Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình
- Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng
- Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.
- Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi.
* Phản đề
- Vẫn có những kẻ không biết xin lỗi người khác, khi làm sai không chịu nhận khuyết điểm, luôn tự cho rằng mình đúng.
3. Kết đoạn
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong các mối quan hệ cuộc sống
- Nêu quan điểm của mình về vấn đề này.
Bài mẫu 1
Tất cả chúng ta đều có thể phạm lỗi lầm. Vì vậy, đừng bận tâm tới việc mình có sai lầm hay không mà hãy nghĩ tới việc mình sẽ sửa chữa lỗi lầm ấy như thế nào? Có lẽ, nói lời xin lỗi là giải pháp đầu tiên và hiệu quả nhất. Xin lỗi nghĩa là bày tỏ chân thành sự hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra, sẵn sàng nhận khuyết điểm của mình và đề nghị được tha thứ. Biết hối lỗi và dũng cảm nói lời xin lỗi khi phạm phải lỗi lầm và sẵn sàng khắc phục hậu quả do lỗi lầm ấy gây ra sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, làm nguôi cơn nóng giận, gắn kết tình cảm, tránh được những hậu quả do cơn nóng giận của người khác gây ra. Biết nhận ra lỗi lầm và xin lỗi người khác để mong được tha thứ là biểu hiện sự trung thực, cao thượng, nhân cách cao cả của con người. Người biết nói lời xin lỗi luôn có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, được mọi người tin tưởng và kính trọng. Ngược lại, người không biết nói lời xin lỗi là người cố chấp, thiếu lòng tôn trọng người khác, ích kỉ và bướng bỉnh sẽ bị người khác khinh chê, xa lánh, nhận lấy những hậu quả đáng tiếc do lỗi lầm của mình gây ra. Hãy nhớ rằng yêu cầu một lời xin lỗi dễ dàng hơn nhiều so với việc nói lời xin lỗi. Nếu bạn sai, tốt hơn là đưa ra lời xin lỗi trước khi được yêu cầu. Tất cả chúng ta đều mong muốn sự việc được xử lí tốt đẹp. Bởi thế, người xin lỗi đầu tiên là người dũng cảm nhất; người tha thứ đầu tiên là người kiên cường nhất, người từ bỏ đầu tiên là người hạnh phúc nhất. Gây ra lỗi lầm, việc đó thật đáng xấu hổ. Nhưng không trung thực và chân thành nhận lỗi, sửa lỗi thì thật đáng chê trách.
Bài mẫu 2
Lời xin lỗi là một cách thức để con người nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên không phải lời xin lỗi nào cũng nhận được sự tha thứ bởi lẽ có lời xin lỗi đúng cách và có lời xin lỗi sai cách. Vậy lời xin lỗi đúng cách có nghĩa là gì? Đó là sự nhận lỗi của người làm sai một cách đúng nghĩa. Xin lỗi với thái độ tích cực, thái độ biết nhận lỗi và sửa sai. Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại đòi hỏi con người phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, hoàn thiện bản thân. Trong quá trình ấy, chúng ta không thể nào không tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải xin lỗi, phải biết nhận lỗi khi làm sai. Hơn nữa, nhận lỗi là một chuyện nhưng chúng ta phải biết khắc phục lỗi sai ấy chứ không phải lần sau lại tái phạm. Có những bạn còn có thái độ làm sai nhưng không biết nhận lỗi hoặc nói ra lời xin lỗi với một thái độ hết sức khó chịu, không sự tôn trọng. Thật là đáng trách. Xin lỗi – là một câu nói chúng ta có thể nói, thốt ra một cách dễ dàng nhưng xin lỗi sao cho đúng nghĩa thì không phải ai cũng làm được. Hơn hết, bạn – dù cho trong trường hợp nào, chưa biết là ai đúng ai sai thì trước hết hãy cứ nhận lỗi để mọi chuyện êm xuôi rồi bắt đầu giải quyết từng vấn đề. Bởi lẽ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thật vậy, chúng ta phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm và phải biết sửa sai, đừng bao giờ tái phạm.
Bài mẫu 3
Có ai đó đã từng nói: “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi, bác xin lỗi, thầy xin lỗi…Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Viết đoạn văn nghị luận về vị tha
- Viết đoạn văn nghị luận về bình yên
- Viết đoạn văn nghị luận về "Thành công là những bậc thang"
- Viết đoạn văn nghị luận về sự cám dỗ
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"