Trắc nghiệm Bài 13: Điện thế và thế năng điện - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
-
B.
Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed
-
C.
Điện trường tĩnh là một trường thế.
-
D.
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
-
A.
âm.
-
B.
dương.
-
C.
bằng không.
-
D.
chưa đủ dữ kiện để xác định.
Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
-
A.
tăng 2 lần.
-
B.
giảm 2 lần.
-
C.
không thay đổi.
-
D.
chưa đủ dữ kiện để xác định.
Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 1000 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?
-
A.
0,26 mm.
-
B.
2,6 mm.
-
C.
26 mm.
-
D.
260 mm.
Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.
-
A.
1,87.10-6 J.
-
B.
-1,87.10-6 J.
-
C.
1,3.10-6 J.
-
D.
-1,3.10-6 J.
Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
-
A.
phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
-
B.
khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
-
C.
khả năng sinh công tại một điểm.
-
D.
khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
-
A.
VM=q.AM∞
-
B.
VM=AM∞
-
C.
\({V_M} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
-
D.
\({V_M} = \frac{q}{{{A_{M\infty }}}}\)
Hiệu điện thế giữa hai điểm:
-
A.
Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
-
B.
Đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
-
C.
Đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
-
D.
Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
-
A.
1 J.C.
-
B.
1 J/C.
-
C.
1 N/C.
-
D.
1. J/N.
Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V
-
A.
5000 J.
-
B.
- 5000 J
-
C.
5 mJ
-
D.
- 5 mJ
Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
-
A.
3,2.10-18 J.
-
B.
-3,2.10-18 J.
-
C.
1,6.1020 J.
-
D.
-1,6.1020 J.
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là - 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?
-
A.
1000 V.
-
B.
-1000 V.
-
C.
2500 V.
-
D.
- 2500 V.
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
-
A.
500 V.
-
B.
1000 V.
-
C.
2000 V.
-
D.
chưa đủ dữ kiện để xác định.
Lời giải và đáp án
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A.
Công của lực điện bằng độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
-
B.
Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = Ed
-
C.
Điện trường tĩnh là một trường thế.
-
D.
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của điện tích mả chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện trường.
Đáp án : B
Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là: A = qEd
Đáp án: B.
Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
-
A.
âm.
-
B.
dương.
-
C.
bằng không.
-
D.
chưa đủ dữ kiện để xác định.
Đáp án : A
Ta có: AMN = WM - WN, thế năng tăng nên WN > WM nên AMN < 0
Nên điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường âm.
Đáp án: A.
Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
-
A.
tăng 2 lần.
-
B.
giảm 2 lần.
-
C.
không thay đổi.
-
D.
chưa đủ dữ kiện để xác định.
Đáp án : D
A = Fscosα . Nếu chỉ thay đổi chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường thì chưa đủ dữ kiện để xác định công của lực điện trường vì điện trường còn phụ thuộc vào lực và góc.
Đáp án: D.
Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 1000 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của elctron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?
-
A.
0,26 mm.
-
B.
2,6 mm.
-
C.
26 mm.
-
D.
260 mm.
Đáp án : A
Công của lực điện trường là A = qEd = - eEd = ΔW
Theo định lý biến thiên động năng ta có:
Đáp án: A.
Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.
-
A.
1,87.10-6 J.
-
B.
-1,87.10-6 J.
-
C.
1,3.10-6 J.
-
D.
-1,3.10-6 J.
Đáp án : D
AAB = qEd1 = q.E.AB.cos300 = 8,7.10-6 J
ABC = qEd2 = q.E.BC.cos1200 = -10-5 J
Công của lực điện trường trên đường gấp khúc ABC là:
AABC = AAB +ABC = 8,7.10-6 -10-5 = -1,3.10-6 J
Đáp án: D.
Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
-
A.
phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
-
B.
khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
-
C.
khả năng sinh công tại một điểm.
-
D.
khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Đáp án : A
Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
Đáp án A.
Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
-
A.
VM=q.AM∞
-
B.
VM=AM∞
-
C.
\({V_M} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
-
D.
\({V_M} = \frac{q}{{{A_{M\infty }}}}\)
Đáp án : C
Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức: \({V_M} = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
Đáp án C.
Hiệu điện thế giữa hai điểm:
-
A.
Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
-
B.
Đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
-
C.
Đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
-
D.
Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Đáp án : D
Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Đáp án D
Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
-
A.
1 J.C.
-
B.
1 J/C.
-
C.
1 N/C.
-
D.
1. J/N.
Đáp án : B
Đơn vị của điện thế là V, với \(1V = \frac{{1J}}{{1C}}\)
Đáp án B.
Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V
-
A.
5000 J.
-
B.
- 5000 J
-
C.
5 mJ
-
D.
- 5 mJ
Đáp án : C
Từ biểu thức:
\({U_{AB}} = \frac{{{A_{AB}}}}{q}\)⇒AAB=UAB.q=1000.5.10−6=5.10-3 J = 5mJ
Đáp án C.
Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
-
A.
3,2.10-18 J.
-
B.
-3,2.10-18 J.
-
C.
1,6.1020 J.
-
D.
-1,6.1020 J.
Đáp án : B
WM = qVM. Thay số: WM = -1,6.10-19.20 = -3,2.10-18 J.
Đáp án B.
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là - 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?
-
A.
1000 V.
-
B.
-1000 V.
-
C.
2500 V.
-
D.
- 2500 V.
Đáp án : A
\({U_{AB}} = \frac{{{A_{AB}}}}{q} = \frac{{ - {{5.10}^{ - 3}}}}{{ - {{5.10}^{ - 6}}}} = 1000V\)
Đáp án A.
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
-
A.
500 V.
-
B.
1000 V.
-
C.
2000 V.
-
D.
chưa đủ dữ kiện để xác định.
Đáp án : A
Từ biểu thức U = E.d = 1000.0,5 = 500 V
Đáp án A.
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14: Tụ điện Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12: Điện trường Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện Vật lí 11 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 19: Năng lượng điện. Công suất điện - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 18: Nguồn điện - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện - Vật lí 11 Chân trời sáng tạo