Trắc nghiệm Bài 6. Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) tương ứng là bao nhiêu giây?

  • A.

    0,01 s

  • B.

    0,1 s

  • C.

    1 s

  • D.

    10 s

Câu 2 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Câu 3 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A + B” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Câu 4 :

Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ chuyển động của viên bi thép, cổng quang điện có vai trò giống như bộ phận nào?

 

  • A.

    Công tắc bấm thả viên bi

  • B.

    Đồng hồ đo hiện số

  • C.

    Công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 5 :

Có bao nhiêu bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng?

  • A.

    7

  • B.

    8

  • C.

    9

  • D.

    10

Câu 6 :

Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý điều gì?

  • A.

    Xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm

  • B.

    Reset lại đồng hồ

  • C.

    Điều chỉnh lại cổng quang điện

  • D.

    Kiểm tra lại thiết bị

Câu 7 :

Thí nghiệm đo tốc độ tức thời có mấy bước thực hiện?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Câu 8 :

Khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp.

  • B.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian, tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp

  • C.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian

  • D.

    Reset lại đồng hồ đo thời gian rồi tắt nguồn điện.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) tương ứng là bao nhiêu giây?

  • A.

    0,01 s

  • B.

    0,1 s

  • C.

    1 s

  • D.

    10 s

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học trong KHTN 7

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với ĐCNN là 0,001 s hoặc 0,01 s.

Câu 2 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

MODE A có công dụng là đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A.

Câu 3 :

Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A + B” có tác dụng gì?

  • A.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A

  • B.

    Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B

  • C.

    Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

  • D.

    Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

MODE A + B có công dụng là đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.

Câu 4 :

Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ chuyển động của viên bi thép, cổng quang điện có vai trò giống như bộ phận nào?

 

  • A.

    Công tắc bấm thả viên bi

  • B.

    Đồng hồ đo hiện số

  • C.

    Công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ và vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Cổng quang điện có vai trò như công tắc điều khiển đóng/mở đồng hồ đo.

Câu 5 :

Có bao nhiêu bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép chuyển động trên máng nghiêng?

  • A.

    7

  • B.

    8

  • C.

    9

  • D.

    10

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Các bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép:

+ Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình.

+ Bước 2: Nới vít hãm và đặt cổng quang điện E cách chân phần dốc của máng nghiêng.

+ Bước 3: Nới hai cổng quang điện E, F với hai ổ cắm A, B ở mặt sau của đồng hồ đo thời gian.

+ Bước 4: Cắm nguồn điện của đồng hồ và bật công tắc nguồn đồng hồ đo thời gian hiện số, đặt MODE ở \(A \leftrightarrow B\)

+ Bước 5: Nới vít cổng quang điện, dịch chuyển đến vị trí thích hợp và vặn chặt để định vị. Đo quãng đường EF và ghi số liệu

+ Bước 6: Đặt viên bi thép lên máng nghiêng tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện N và bị giữ lại ở đó

+ Bước 7: Nhấn nút RESET của đồng hồ đo thời gian hiện số để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000

+ Bước 8: Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm N: viên bi lăn xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện E, F trên máng nghiêng

+ Bước 9: Ghi lại các giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ.

+ Bước 10: Thực hiện lại các thao tác 6, 7, 8, 9 ba lần và ghi các giá trị thời gian t tương ứng với quãng đường s

=> Có 10 bước để đo tốc độ trung bình của viên bi thép.

Câu 6 :

Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý điều gì?

  • A.

    Xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm

  • B.

    Reset lại đồng hồ

  • C.

    Điều chỉnh lại cổng quang điện

  • D.

    Kiểm tra lại thiết bị

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm.

Câu 7 :

Thí nghiệm đo tốc độ tức thời có mấy bước thực hiện?

  • A.

    5

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết đã học

Lời giải chi tiết :

Các bước thực hiện đo tốc độ tức thời:

+ Bước 1: Nới vít cổng quang điện, dịch chuyển đến vị trí thích hợp và vặn chặt để định vị

+ Bước 2: Sử dụng thước cặp đo đường kính viên bi

+ Bước 3: Bật công tắc nguồn đồng hồ đo thời gian hiện số, đặt MODE ở A hoặc B.

+ Bước 4: Đặt viên bi thép lên máng nghiêng tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện N và bị giữ lại ở đó.

+ Bước 5: Nhấn nút RESET cả đồng hồ đo thời gian hiện số để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000.

+ Bước 6: Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm N: viên bi lăn xuống và chuyển động đi qua cổng điện trên máng nghiêng.

+ Bước 7: Ghi lại các giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ

+ Bước 8: Thực hiện lại các thao tác 4, 5, 6, 7 ba lần và ghi các giá trị t

=> Có 8 bước đo tốc độ tức thời

Câu 8 :

Khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời, cần chú ý điều gì?

  • A.

    Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp.

  • B.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian, tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp

  • C.

    Cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian

  • D.

    Reset lại đồng hồ đo thời gian rồi tắt nguồn điện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

Khi kết thúc thí nghiệm đo tốc độ tức thời, cần tắt nguồn điện đồng hồ đo thời gian. Tháo các dụng cụ thí nghiệm và sắp xếp ngăn nắp.