Trắc nghiệm Bài 3. Đơn vị và sai số trong Vật Lí - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
-
A.
Phép đo trực tiếp
-
B.
Phép đo gián tiếp
-
C.
Phép đo đồ thị
-
D.
Phép đo thực nghiệm
Có bao nhiêu phép đo?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Có bao nhiêu loại sai số?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Sai số hệ thống thường có nguyên nhân do đâu mà ra?
-
A.
Do dụng cụ
-
B.
Do người đo
-
C.
Do thực hiện phép đo nhiều
-
D.
Cả A, B đều đúng
Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, ta thường làm gì?
-
A.
Xem lại thao tác đo
-
B.
Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số
-
C.
Khởi động lại thiết bị thí nghiệm
-
D.
Cả 3 phương án trên đều đúng
Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo |
1 |
2 |
3 |
Thời gian (s) |
35,20 |
36,15 |
35,75 |
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
-
A.
0,30 s
-
B.
0,31 s
-
C.
0,32 s
-
D.
0,33 s
Cho kết quả của phép đo là: \(v = 3,41 \pm 0,12(m/s)\). Sai số tỉ đối của phép đo là:
-
A.
3,51%
-
B.
3,52%
-
C.
3,53%
-
D.
3,54%
Lời giải và đáp án
Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
-
A.
Phép đo trực tiếp
-
B.
Phép đo gián tiếp
-
C.
Phép đo đồ thị
-
D.
Phép đo thực nghiệm
Đáp án : A
Vận dụng kiến thức đã học
Có hai loại phép đo:
+ Phép đo trực tiếp: đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo
+ Phép đo gián tiếp: đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp
Có bao nhiêu phép đo?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Có hai loại phép đo:
+ Phép đo trực tiếp: đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết qua đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo
+ Phép đo gián tiếp: đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp
Có bao nhiêu loại sai số?
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Có 2 loại sai số:
+ Sai số hệ thống
+ Sai số ngẫu nhiên
Sai số hệ thống thường có nguyên nhân do đâu mà ra?
-
A.
Do dụng cụ
-
B.
Do người đo
-
C.
Do thực hiện phép đo nhiều
-
D.
Cả A, B đều đúng
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí 10 trang 17
Sai số hệ thống có nguyên nhân:
+ Khách quan (do dụng cụ)
+ Chủ quan (do người đo)
Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, ta thường làm gì?
-
A.
Xem lại thao tác đo
-
B.
Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số
-
C.
Khởi động lại thiết bị thí nghiệm
-
D.
Cả 3 phương án trên đều đúng
Đáp án : B
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa Vật lí trang 17
+ Khi lặp lại phép đo, ta nhận được các giá trị khác nhau, sự sai lệch này không có nguyên nhân rõ ràng nên gọi là sai số ngẫu nhiên.
+ Để khắc phục người ta thường tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số.
Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo |
1 |
2 |
3 |
Thời gian (s) |
35,20 |
36,15 |
35,75 |
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
-
A.
0,30 s
-
B.
0,31 s
-
C.
0,32 s
-
D.
0,33 s
Đáp án : D
Cách xác định sai số ngẫu nhiên tuyệt đối:
+ Bước 1: Tính giá trị trung bình của phép đo:\(\overline A = \frac{{{A_1} + {A_2} + ... + {A_n}}}{n}\)
+ Bước 2: Tính sai số trong từng lần đo:
\(\Delta {A_1} = \left| {\overline A - {A_1}} \right|;\Delta {A_2} = \left| {\overline A - {A_2}} \right|;...;\Delta {A_n} = \left| {\overline A - {A_n}} \right|\)
+ Bước 3: Tính sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo:
\(\overline {\Delta A} = \frac{{\Delta {A_1} + \Delta {A_2} + ... + \Delta {A_n}}}{n}\)
+ Thời gian trung bình của phép đo là:
\(\overline t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{35,20 + 36,15 + 35,75}}{3} = 35,70(s)\)
+ Sai số trong từng lần đo:
\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {\overline t - {t_1}} \right| = \left| {35,70 - 35,20} \right| = 0,50(s)\\\Delta {t_2} = \left| {\overline t - {t_2}} \right| = \left| {35,70 - 36,15} \right| = 0,45(s)\\\Delta {t_3} = \left| {\overline t - {t_3}} \right| = \left| {35,70 - 35,75} \right| = 0,05(s)\end{array}\)
+ Sai số tuyệt đối trung bình:
\(\overline {\Delta t} = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2} + \Delta {t_3}}}{3} = \frac{{0,50 + 0,45 + 0,05}}{3} \approx 0,33(s)\)
Cho kết quả của phép đo là: \(v = 3,41 \pm 0,12(m/s)\). Sai số tỉ đối của phép đo là:
-
A.
3,51%
-
B.
3,52%
-
C.
3,53%
-
D.
3,54%
Đáp án : B
Biểu thức tính sai số tỉ đối của phép đo là: \(\delta A = \frac{{\Delta A}}{{\overline A }}.100\% \)
Sai số tỉ đối của phép đo là: \(\delta v = \frac{{\Delta v}}{{\overline v }}.100\% = \frac{{0,12}}{{3,41}}.100\% \approx 3,52\% \)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Khái quát về môn Vật Lí Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 23. Định luật Hooke - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 22. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 21. Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 20. Động năng của chuyển động tròn - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 19. Các loại va chạm - Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo