Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 1 Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa hoa

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B.

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C.

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D.

    Tượng trưng cho tình yêu

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A.

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B.

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C.

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 2.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận
Câu 2.2
Những từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình bị, gần gũi trong kí ức nhà thơ là hình ảnh nào? Chọn đáp án không đúng:
  • A.
    Hạt thóc
  • B.
    Củ khoai
  • C.
    Rổ rá
  • D.
    Sách vở
Câu 2.3
Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi lên điều gì?
  • A.
    Hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương con
  • B.
    Tình cảm láng giềng chan hoàn, tình nghĩa
  • C.
    Những giấc mơ về mẹ, láng giềng
  • D.
    Đáp án A và B
Câu 2.4
Bài học cuộc sống tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:
  • A.
    Yêu quê hương, đất nước, nơi mình được sinh ra và lớn lên.
  • B.
    Phải giữ gìn từng “tấc đất, tấc vàng” của quê hương
  • C.
    Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình
  • D.
    Trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau đây:

(1) “…Chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hóa ra độc ác, bạo lực hay xấu xa. Luôn luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi, một hành động giúp đỡ… Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm băng qua, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ…

(2) Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng…

(3) Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại… Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân”.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân) 

Câu 3.1

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp.

  • A.
    Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc sống
  • B.
    Cùng chung tay, góp sức để cái thiện mạnh mẽ hơn và đẩy lùi cái xấu
  • C.
    Mỗi người cần rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp
  • D.
    Khi đối diện với cái ác, con người sẽ mạnh mẽ hơn
Câu 3.2
Biệp pháp tu từ được sử dụng trong phần thứ 2 của đoạn trích?
  • A.
    Liệt kê, điệp từ
  • B.
    Điệp từ, ẩn dụ
  • C.
    Liệt kê, ẩn dụ
  • D.
    Điệp từ, nhân hóa
Câu 3.3
Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến cái ác là:
  • A.
     Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm
  • B.

    Những điều xấu chúng ta đã làm

  • C.
    Tránh xa những điều tốt
  • D.
    Đáp án A và B
Câu 3.4
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận
Câu 4 :

Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

 

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

"Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

 

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

"Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt

Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...

 

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa

Những dấu chân trần, bùn nặng vết

Ta đi học quen dẫm vào không biết

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi...

(Trích Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,

Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69)

Câu 4.1
Xác định thể thơ của đoạn trích:
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 4.2

Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn đối với những đối tượng nào?

  • A.
    Cánh chim sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi thơ, những dấu chân bấm mặt đường xa
  • B.
    Cánh diều nâu, mẹ, trò chơi tuổi thơ, những dấu chân bấm mặt đường xa
  • C.
    Cánh chim sẻ nâu, giọng hò, trò chơi tuổi thơ, những dấu chân bấm mặt đường xa
  • D.
    Cánh chim sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi thơ, trường học
Câu 4.3
Biệp pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản trên:
  • A.
    Liệt kê
  • B.
    So sánh
  • C.
    Điệp cú pháp
  • D.
    Nhân hóa
Câu 4.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống
  • B.
    Vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống
  • C.
    Mỗi người cần vun đắp tình yêu thương
  • D.
     Tất cả các đáp án trên
Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Miền trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm

Miền trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người

Miền trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong...

(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX. NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr.81-82)

Câu 5.1
Xác định thể thơ của đoạn trích:
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 5.2

Hình ảnh nào trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Mồng tơi không kịp rớt
  • B.
    Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
  • C.
     Đất bạc màu
  • D.
    Gió bão tốt tươi như cỏ
Câu 5.3

Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về miền đất và con người miền Trung?

 Miền trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật

  • A.
     Mảnh đất miền trung hẹp; Con người ăn nói dịu dàng, ngọt ngào
  • B.
    Mảnh đất miền Trung hẹp ngang, chịu nhiều thiên tai, lũ lụt; Con người miền Trung giàu tình yêu thương, giàu lòng nhân ái
  • C.
    Mảnh đất miền Trung hẹp ngang, chịu nhiều thiên tai, lũ lụt; Con người miền Trung sắc sảo, đảm đang.
  • D.
    Mảnh đất miền Trung chịu nhiều đau thương; Con người kiên cường, anh dũng.
Câu 5.4

Tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện qua đoạn trích trên như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp.

  • A.
    Thấu hiểu những khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu.
  • B.
    Bộc lộ tình yêu, tình cảm gắn bó máu thịt 
  • C.
    Lòng trân trọng đối với con người nơi đây.
  • D.
    Lên án chiến tranh
Câu 6 :
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
          Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
Câu 6.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểm cảm
  • D.
    Nghị luận
Câu 6.2

Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào truớc khó khăn, nghịch cảnh?

  • A.
    Là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh
  • B.
    Là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn.
  • C.
    Là người xem thường nghịch cảnh
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 6.3

Câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo? được hiểu như thế nào?

  • A.
    Đừng gọi ai là anh hùng, vì họ không hoàn hảo.
  • B.
    Những người hoàn hảo là những người anh hùng trong cuộc sống
  • C.
    Đừng thần thánh hóa anh hùng, anh hùng đôi khi cũng có những sai lầm khiếm khuyết, họ không phải hoàn hảo.
  • D.
    Muốn trở thành anh hùng, trước tiên chúng ta phải trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày.
Câu 6.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên:

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Không được phủ nhận những cống hiến của mình, hoặc của người khác.
  • B.
    Hãy cố gắng để tránh những sai lầm
  • C.
    Đừng vì quá soi xét những khiếm khuyết, những sai lầm mà chúng ta thường có xu hướng phủ nhận những việc đã cống hiến.
  • D.
    Bỏ cái nhìn phiến diện, hãy cảm thông, trân trọng để người cống hiến thấy được chia sẻ, đồng cảm mà vượt lên mặc cảm tiếp tục cống hiến cho đời.
Câu 7 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mùa xuân về trên mộ hai người lính

Một phía bên kia, một phía bên này

Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm

Như những bàn tay tìm gặp bàn tay

 

Dường như tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận

Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này!

 

Hoa đồng nở bừng lên quanh hai nấm mộ

Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng,

Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả

Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm...

(Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa thông tin, 2006, tr. 253)

Câu 7.1

Xác định thể thơ của văn bản:

  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 7.2

Những hình ảnh nào gợi ra không khí mùa xuân trong khổ thơ cuối?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.
     Hoa hồng
  • B.
    Cánh bướm
  • C.
    Câu đối
  • D.
    Tiếng sáo
Câu 7.3
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm

Như những bàn tay tìm gặp bàn tay

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ
Câu 7.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên:

  • A.
    Hãy sống tha thứ và bao dung
  • B.
    Hãy sống chậm hơn để lắng nghe
  • C.
    Hãy lãng quên những đau thương mà bản thân trải qua
  • D.
    Hãy sống đơn giản
Câu 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

…“Đất nước

Của những dòng sông

Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn

Ngọt lịm những giọng hò xứ sở

Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa

 

Đất nước

Của những người mẹ

Mặc áo thay vai

Hạt lúa củ khoai

Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu

 

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”…

(Trích “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!”, Nam Hà)

Câu 8.1

Tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện qua đoạn trích là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:
  • A.
    Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam
  • B.
    Lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước
  • C.
    Lên án chiến tranh
  • D.
    Đáp án A và B
Câu 8.2

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ
Câu 8.3

Những hình ảnh nào được tác giả sử dụng để nói về đất nước?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Những người anh hùng
  • B.
    Dòng sông
  • C.
    Những người mẹ
  • D.
    Những người con gái, con trai
Câu 8.4
Xác định thể thơ của văn bản:
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 9 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được

Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn

Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?

Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim

Anh đang bò về phía gốc sim

Ngực đập dội chuyền sang đất đá

Quần áo tướp ra

Một nửa người anh dâm dấp máu

Anh đang đau cho đất đá anh yêu

Gốc sim cằn và xơ xác làm sao

Không che nổi anh đâu, bò cách chi cũng lộ

Em có thể mất anh bất cứ lúc nào

Em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ

Anh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc tre

Phơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹ

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước

Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng

Xin mùa đông đừng dài

Và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

Trời bao nhiêu thu ta mới hát một lần

Nhưng trước mặt là Tổ quốc

Dù chỉ gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn

Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện.

(Hữu Thỉnh - Thơ Từ chiến hào tới thành phố - NXB Văn học - 1985, tr14,15)

Câu 9.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Nghị luận
Câu 9.2
Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?Chọn đáp án không đúng.
  • A.
    Bò về phía gốc sim, ngực đập dội
  • B.
    Quần áo tướp ra
  • C.
    Một nửa người dâm dấp máu
  • D.
    Còng lưng ghánh nước
Câu 9.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

xin mùa đông đừng dài

và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ
Câu 9.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

 Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Giá trị của cuộc sống hòa bình
  • B.
    Trân trọng và biết ơn những hi sinh
  • C.
    Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước
  • D.
    Đáp án A và B
Câu 10 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn

Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...

...Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt

Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng...."

-1965-

(Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên - NXB Văn học, 2002)

Câu 10.1
Đoạn trích trên được viết theo thể nào?
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do
Câu 10.2

Nhân vật lịch sử nào được tác giả nhắc đến trong văn bản?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.
    Nguyễn Trãi
  • B.
    Trần Thủ Độ
  • C.
    Nguyễn Huệ
  • D.
    Trần Quốc Tuấn
Câu 10.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Câu hỏi tu từ
  • D.
    Điệp từ
Câu 10.4

Tình cảm, thái độ của tác giả đối với đất nước như thế nào?

  • A.
    Niềm hạnh phúc, vui sướng, tự hào khi được sống trong thời khắc lịch sử của dân tộc
  • B.
    Khao khát cống hiến cho tổ quốc.
  • C.
    Tình yêu đất nước thiết tha, sâu sắc...
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 11 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cỏ hoa cần gặp

... Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...
Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.
Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng
những đứa trẻ con lượm rác ven đường.
Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn
tìm bầy chim thành phố.
Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm
Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ

Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng
không mọc nữa đêm rằm
Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong

Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ
Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc
Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi
Không một giọt lệ rơi vì mắt nhìn ráo hoảnh
Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường
Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương

(Đỗ Trung Quân)

Câu 11.1

Trong đoạn thơ thứ 2, tác giả lo sợ điều gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    sợ vật giá leo thang

  • B.

    sợ trăng không mọc

  • C.

    sợ trăng đã mọc nhưng đầu vẫn cúi

  • D.

    sợ xa nhau

Câu 11.2

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ sau:

... Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...

  • A.

    Điệp cấu trúc

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    So sánh

Câu 11.3

Trong đoạn thơ, những hình ảnh hoa cỏ, vòm me, bồ câu, tím đỏ ráng chiều, vạt nắng bình minh biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Vẻ đẹp giản dị của thiên nhiên, cuộc sống đời thường

  • B.

    Vẻ đẹp giản gị của con người

  • C.

    Những điều tầm thường, ít giá trị trong cuộc sống

  • D.

    Sự khắc nghiệt của thiên nhiên

Câu 11.4

Thông điệp thể hiện qua hai câu thơ:

Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc

  • A.

    Sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc cho những điều bạn chưa làm được hoặc lãng phí.

  • B.

    Tự làm chủ chính cuộc đời mình.

  • C.

    Hãy luôn tự tin, tin vào bản thân mình và giữ vững khao khát, mơ ước của bản thân.

  • D.

    Dù cuộc sống có những phút giây khó khăn nhưng hãy giữ bình tĩnh, hành xử có văn hóa, có nhân cách.

Câu 12 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hoá đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một nụ cười thật tươi và dí dỏm:

- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy! Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:

- Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn.

 Rồi cô nói tiếp: - Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày.

 Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:

 - Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ! Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.

Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo!”.

Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 07)

Câu 12.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 12.2

Vì sao trong đoạn trích nhân vật “tôi” lại cảm thấy phấn chấn và tràn ngập niềm vui?

  • A.

    Vì nhân vật mua được đồ dùng với giá khuyến mại

  • B.

    Vì thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân thứ nhất

  • C.

    Vì thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân thứ hai

  • D.

    Vì nhân vật mua được tờ báo hay

Câu 12.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Đối lập

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 12.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Tôn trọng khách hàng.

  • B.

    Nỗ lực, cống hiến hết mình cho công việc.

  • C.

    Thái độ tích cực thay đổi cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

  • D.

    Thái độ của con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ.

Câu 13 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Im lặng là vàng”

Người đời đã dặn

Xóa công dã tràng

Biển đền muối mặn

Đất đai trầm mặc

Cây đời nảy tươi

Mặc cho bão táp

Gió mưa dập vùi

Sinh ra làm người

Cả đời tập nói

Rồi ta tập im

Tạ từ thế giới

Tập như trái đất

Lặng thầm mà quay

Tập như trăng sáng

Lặng im mà đầy

Tập như búi cỏ

Đan trong nắng vàng

Bầy chim khép mỏ

Bay vào mênh mang...

(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)

Câu 13.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Câu 13.2

Hai câu thơ sau biểu tượng cho điều gì?

Xóa công dã tràng

Biển đền muối mặn

  • A.

    Những việc làm không có ý nghĩa, vô ích

  • B.

    Sự cần cù, chăm chỉ

  • C.

    Sự cố gắng, nỗ lực của những con người nhỏ bé

  • D.

    Sự hi sinh thầm lặng

Câu 13.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tập như trăng sáng

Lặng im mà đầy

Tập như búi cỏ

Đan trong nắng vàng

  • A.

    Điệp, nhân hóa

  • B.

    Điệp, so sánh

  • C.

    So sánh, nhân hóa

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Câu 13.4

Ý nghĩa của sự im lặng rút ra từ văn bản trên:

  • A.

    Im lặng giúp ta tránh được những phiền toái trong cuộc sống.

  • B.

    Im lặng giúp ta lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu mọi điều xung quanh.

  • C.

    Im lặng giúp ta tránh phải tranh luận.

  • D.

    Im lặng trước những điều bất bình để phân tích đúng sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới:

BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO

-Thanh Thảo-

bông súng tím mọc lên từ nước

bão Haiyan mọc lên từ biển

bão Haiyan cho tôi kinh hoàng

bông súng tím cho tôi bình yên

rồi có thể người ta quên mà nhớ

trong siêu bão một bông súng nở

bông súng ấy màu tím

bão Haiyan màu gì?

(Báo Thanh niên Chủ nhật, 17/11/2013)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách nghệ thuật nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa hoa

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Hình ảnh “bông súng” trong văn bản trên là hình ảnh tượng trưng cho điều gì?

  • A.

    Tượng trưng cho chiến tranh

  • B.

    Tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

  • C.

    Tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển

  • D.

    Tượng trưng cho tình yêu

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “bông súng” tượng trưng cho cái đẹp, sự sống và bình yên

Câu 1.4

Câu thơ cuối của văn bản trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Hoán dụ

  • D.

    Câu hỏi tu từ

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

bão Haiyan màu gì?

Nghệ thuật: câu hỏi tu từ

Tác dụng:

+ Khắc sâu bão Haiyan là những bất trắc, tai ương,…không có màu sắc, hình thù cụ thể nên rất khó lường

+ Diễn tả những băn khoăn, trăn trở của tác giả, đồng thời cảnh báo tai ương, bất trắc trong cuộc sống là khôn lường.

+ Tạo ra cái kết mở, gợi ra nhiều liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.

Câu 1.5

Thông điệp nào dưới đây không phù hợp với văn bản trên?

  • A.

    Sự sống nảy sinh từ cái chết

  • B.

    Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

  • C.

    Sống phải khuất phục trước cái đẹp

  • D.

    Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên mang nhiều thông điệp ý nghĩa:

- Sự sống nảy sinh từ cái chết

- Sống là dũng cảm đương đầu với những khó khăn, thử thách

- Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm họa, khó khăn khó lường

Câu 2 :

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 2.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2.2
Những từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình bị, gần gũi trong kí ức nhà thơ là hình ảnh nào? Chọn đáp án không đúng:
  • A.
    Hạt thóc
  • B.
    Củ khoai
  • C.
    Rổ rá
  • D.
    Sách vở

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại các hình ảnh/ từ ngữ trong văn bản
Lời giải chi tiết :
- Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ…

- Hình ảnh sách vở không được nhắc đến trong văn bản trên.
Câu 2.3
Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi lên điều gì?
  • A.
    Hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương con
  • B.
    Tình cảm láng giềng chan hoàn, tình nghĩa
  • C.
    Những giấc mơ về mẹ, láng giềng
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Có thể hiểu hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng:

- Hình ảnh người mẹ tần tảo, yêu thương con

- Tình cảm láng giềng chan hoàn, tình nghĩa
Câu 2.4
Bài học cuộc sống tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:
  • A.
    Yêu quê hương, đất nước, nơi mình được sinh ra và lớn lên.
  • B.
    Phải giữ gìn từng “tấc đất, tấc vàng” của quê hương
  • C.
    Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình
  • D.
    Trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Bài học cuộc sống được gợi ra từ văn bản trên:

- Yêu quê hương, đất nước, nơi mình được sinh ra và lớn lên.

- Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình

- Trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau đây:

(1) “…Chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hóa ra độc ác, bạo lực hay xấu xa. Luôn luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi, một hành động giúp đỡ… Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm băng qua, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ…

(2) Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng…

(3) Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại… Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân”.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân) 

Câu 3.1

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp.

  • A.
    Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc sống
  • B.
    Cùng chung tay, góp sức để cái thiện mạnh mẽ hơn và đẩy lùi cái xấu
  • C.
    Mỗi người cần rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp
  • D.
    Khi đối diện với cái ác, con người sẽ mạnh mẽ hơn

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:

- Chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để cái thiện mạnh mẽ hơn và đẩy lùi cái xấu

-….

Câu 3.2
Biệp pháp tu từ được sử dụng trong phần thứ 2 của đoạn trích?
  • A.
    Liệt kê, điệp từ
  • B.
    Điệp từ, ẩn dụ
  • C.
    Liệt kê, ẩn dụ
  • D.
    Điệp từ, nhân hóa

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp liệt kê, điệp: đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng….
- Tác dụng: sử dụng biện pháp liệt kê, điệp, tác giả đã đem đến cho người đọc những cách để ta cũng như mọi người không có cơ hội trở thành người xấu.
Câu 3.3
Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến cái ác là:
  • A.
     Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm
  • B.

    Những điều xấu chúng ta đã làm

  • C.
    Tránh xa những điều tốt
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân dẫn đến cái ác là:

- Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi, một hành động giúp đỡ….

- Những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm bâng quơ, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ,…
Câu 3.4
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 4 :

Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

 

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

"Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

 

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

"Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt

Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...

 

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa

Những dấu chân trần, bùn nặng vết

Ta đi học quen dẫm vào không biết

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi...

(Trích Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm,

Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69)

Câu 4.1
Xác định thể thơ của đoạn trích:
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu thơ trong bài thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 4.2

Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn đối với những đối tượng nào?

  • A.
    Cánh chim sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi thơ, những dấu chân bấm mặt đường xa
  • B.
    Cánh diều nâu, mẹ, trò chơi tuổi thơ, những dấu chân bấm mặt đường xa
  • C.
    Cánh chim sẻ nâu, giọng hò, trò chơi tuổi thơ, những dấu chân bấm mặt đường xa
  • D.
    Cánh chim sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi thơ, trường học

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại  nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn với những cảnh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xa.

Câu 4.3
Biệp pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản trên:
  • A.
    Liệt kê
  • B.
    So sánh
  • C.
    Điệp cú pháp
  • D.
    Nhân hóa

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp điệp cú pháp: Biết ơn….

- Hiệu quả của phép lặp cú pháp: tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của nhân vật trữ tình đối với những điều bình dị thân thuộc đã làm nên ý nghĩa cuộc đời mình.
Câu 4.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống
  • B.
    Vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống
  • C.
    Mỗi người cần vun đắp tình yêu thương
  • D.
     Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:

- Giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

-….

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Miền trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm

Miền trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai gieo mọc trắng mặt người

Miền trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong...

(Trích Miền Trung, Hoàng Trần Cương, Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX. NXB Văn hóa Thông tin, 2006, tr.81-82)

Câu 5.1
Xác định thể thơ của đoạn trích:
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong bài thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 5.2

Hình ảnh nào trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Mồng tơi không kịp rớt
  • B.
    Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
  • C.
     Đất bạc màu
  • D.
    Gió bão tốt tươi như cỏ

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại các văn bản
Lời giải chi tiết :

Hình ảnh diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung trong đoạn trích: mồng tơi không kịp rớt”, “Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ”, “Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ”,...

Câu 5.3

Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về miền đất và con người miền Trung?

 Miền trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật

  • A.
     Mảnh đất miền trung hẹp; Con người ăn nói dịu dàng, ngọt ngào
  • B.
    Mảnh đất miền Trung hẹp ngang, chịu nhiều thiên tai, lũ lụt; Con người miền Trung giàu tình yêu thương, giàu lòng nhân ái
  • C.
    Mảnh đất miền Trung hẹp ngang, chịu nhiều thiên tai, lũ lụt; Con người miền Trung sắc sảo, đảm đang.
  • D.
    Mảnh đất miền Trung chịu nhiều đau thương; Con người kiên cường, anh dũng.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và vận dụng kiến thức của bản thân

Lời giải chi tiết :

Những dòng thơ trên thể hiện:
- Mảnh đất miền Trung: địa hình hẹp ngang, thường phải gánh chịu thiên tai, lũ lụt.
- Con người miền Trung: giàu tình yêu thương, giàu lòng nhân ái.

Câu 5.4

Tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện qua đoạn trích trên như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp.

  • A.
    Thấu hiểu những khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu.
  • B.
    Bộc lộ tình yêu, tình cảm gắn bó máu thịt 
  • C.
    Lòng trân trọng đối với con người nơi đây.
  • D.
    Lên án chiến tranh

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích:
- Thấu hiểu những khắc nghiệt của thiên nhiên và những khó khăn, vất vả mà người dân miền Trung phải gánh chịu.
- Bộc lộ tình yêu, tình cảm gắn bó máu thịt và lòng trân trọng của tác giả đối với con người nơi đây.

Câu 6 :
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
          Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiến, sẵn sàng trở thành hình mẫu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây dựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cống hiến của chúng ta trong đời.
(Trích Ðánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 – 398)
Câu 6.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểm cảm
  • D.
    Nghị luận

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 6.2

Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào truớc khó khăn, nghịch cảnh?

  • A.
    Là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh
  • B.
    Là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn.
  • C.
    Là người xem thường nghịch cảnh
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng thái độ của anh hùng truớc khó khăn, nghịch cảnh là: Anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.

Câu 6.3

Câu: Anh hùng không phải là mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo? được hiểu như thế nào?

  • A.
    Đừng gọi ai là anh hùng, vì họ không hoàn hảo.
  • B.
    Những người hoàn hảo là những người anh hùng trong cuộc sống
  • C.
    Đừng thần thánh hóa anh hùng, anh hùng đôi khi cũng có những sai lầm khiếm khuyết, họ không phải hoàn hảo.
  • D.
    Muốn trở thành anh hùng, trước tiên chúng ta phải trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày.

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản 
Lời giải chi tiết :

Câu trên có thể hiểu: Đừng thần thánh hóa anh hùng, anh hùng đôi khi cũng có những sai lầm khiếm khuyết, họ không phải hoàn hảo. Nhưng quan trọng là họ đã đóng góp lớn lao cho cuộc đời, luôn phấn đấu để hoàn thiện mình, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn mà không run sợ hay tính toán.

Câu 6.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên:

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Không được phủ nhận những cống hiến của mình, hoặc của người khác.
  • B.
    Hãy cố gắng để tránh những sai lầm
  • C.
    Đừng vì quá soi xét những khiếm khuyết, những sai lầm mà chúng ta thường có xu hướng phủ nhận những việc đã cống hiến.
  • D.
    Bỏ cái nhìn phiến diện, hãy cảm thông, trân trọng để người cống hiến thấy được chia sẻ, đồng cảm mà vượt lên mặc cảm tiếp tục cống hiến cho đời.

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên:

- Không được phủ nhận những cống hiến của mình, hoặc của người khác.

- Đừng vì quá soi xét những khiếm khuyết, những sai lầm mà chúng ta thường có xu hướng phủ nhận những việc đã cống hiến.

- Bỏ cái nhìn phiến diện, hãy cảm thông, trân trọng để người cống hiến thấy được chia sẻ, đồng cảm mà vượt lên mặc cảm tiếp tục cống hiến cho đời.
Câu 7 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mùa xuân về trên mộ hai người lính

Một phía bên kia, một phía bên này

Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm

Như những bàn tay tìm gặp bàn tay

 

Dường như tất cả đã xóa đi mọi điều thù hận

Ai nỡ phân chia ranh giới ở nơi này!

 

Hoa đồng nở bừng lên quanh hai nấm mộ

Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng,

Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả

Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm...

(Thơ hay Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa thông tin, 2006, tr. 253)

Câu 7.1

Xác định thể thơ của văn bản:

  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ, số câu thơ trong văn bản
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 7.2

Những hình ảnh nào gợi ra không khí mùa xuân trong khổ thơ cuối?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.
     Hoa hồng
  • B.
    Cánh bướm
  • C.
    Câu đối
  • D.
    Tiếng sáo

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại khổ thơ cuối
Lời giải chi tiết :

Hình ảnh gợi tả không khí mùa xuân : hoa đồng, cánh bướm, tiếng sáo.

Câu 7.3
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

Những sợi cỏ gà bò lan chầm chậm

Như những bàn tay tìm gặp bàn tay

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh

- Tác dụng:

+ Khắc họa hình ảnh những sợi cỏ gà trên hai nấm mộ gợi liên tưởng của tác giả về sự tìm gặp của hai con người...

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ...
Câu 7.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên:

  • A.
    Hãy sống tha thứ và bao dung
  • B.
    Hãy sống chậm hơn để lắng nghe
  • C.
    Hãy lãng quên những đau thương mà bản thân trải qua
  • D.
    Hãy sống đơn giản

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên:

- Hãy sống tha thứ và bao dung.

-….
Câu 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

…“Đất nước

Của những dòng sông

Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn

Ngọt lịm những giọng hò xứ sở

Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa

 

Đất nước

Của những người mẹ

Mặc áo thay vai

Hạt lúa củ khoai

Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con chiến đấu

 

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”…

(Trích “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi!”, Nam Hà)

Câu 8.1

Tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện qua đoạn trích là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:
  • A.
    Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam
  • B.
    Lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước
  • C.
    Lên án chiến tranh
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án: C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Qua đó, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với đất nước.

Câu 8.2

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Họ vừa đẹp lại vừa anh dũng, kiên cường.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ...
Câu 8.3

Những hình ảnh nào được tác giả sử dụng để nói về đất nước?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Những người anh hùng
  • B.
    Dòng sông
  • C.
    Những người mẹ
  • D.
    Những người con gái, con trai

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Hình ảnh được tác giả sử dụng để nói về đất nước: dòng sông, những người mẹ, những người con gái con trai.

Câu 8.4
Xác định thể thơ của văn bản:
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ, số câu thơ trong văn bản
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 9 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được

Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn

Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?

Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim

Anh đang bò về phía gốc sim

Ngực đập dội chuyền sang đất đá

Quần áo tướp ra

Một nửa người anh dâm dấp máu

Anh đang đau cho đất đá anh yêu

Gốc sim cằn và xơ xác làm sao

Không che nổi anh đâu, bò cách chi cũng lộ

Em có thể mất anh bất cứ lúc nào

Em có thể bơ vơ khi em còn rất trẻ

Anh có thể chẳng bao giờ còn đánh được gốc tre

Phơi nỏ sẵn dành sưởi đêm cho mẹ

Sông ơi sông nếu ta phải ra đi

Bậc thấp xuống cho em ra gánh nước

Xin bát canh đến tay mẹ lúc còn nóng

Xin mùa đông đừng dài

Và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

Trời bao nhiêu thu ta mới hát một lần

Nhưng trước mặt là Tổ quốc

Dù chỉ gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn

Anh ôm súng bò lên với trái tim tình nguyện.

(Hữu Thỉnh - Thơ Từ chiến hào tới thành phố - NXB Văn học - 1985, tr14,15)

Câu 9.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Tự sự
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Nghị luận

Đáp án: A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 9.2
Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?Chọn đáp án không đúng.
  • A.
    Bò về phía gốc sim, ngực đập dội
  • B.
    Quần áo tướp ra
  • C.
    Một nửa người dâm dấp máu
  • D.
    Còng lưng ghánh nước

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Nhân vật anh trong đoạn trích được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh: bò về phía gốc sim, ngực đập dội, quần áo tướp ra, một nửa người dâm dấp máu…
Câu 9.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:

xin mùa đông đừng dài

và cột nhà hãy đỡ mẹ thật êm

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa
- Tác dụng: Khiến cho sự vật trở nên thân thương, gần gũi, biết chia sẻ nỗi đau như con người; thể hiện một cách sâu sắc, cảm động tình yêu thương của người lính dành cho người mẹ già; góp phần làm câu thơ giàu hình ảnh, biểu cảm, sống động, có hồn…
Câu 9.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên là gì?

 Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Giá trị của cuộc sống hòa bình
  • B.
    Trân trọng và biết ơn những hi sinh
  • C.
    Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích:

- Trân trọng và biết ơn những hi sinh

- Giá trị của cuộc sống hòa bình

-…

Câu 10 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

"Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn

Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...

...Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt

Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng...."

-1965-

(Trích Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên - NXB Văn học, 2002)

Câu 10.1
Đoạn trích trên được viết theo thể nào?
  • A.
    6 chữ
  • B.
    7 chữ
  • C.
    8 chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Căn cứ vào số chữ trong câu thơ, số câu thơ trong văn bản
Lời giải chi tiết :
Thể thơ: tự do
Câu 10.2

Nhân vật lịch sử nào được tác giả nhắc đến trong văn bản?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.
    Nguyễn Trãi
  • B.
    Trần Thủ Độ
  • C.
    Nguyễn Huệ
  • D.
    Trần Quốc Tuấn

Đáp án: B

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những nhân vật lịch sử là:

- Nguyễn Trãi

- Nguyễn Du

- Nguyễn Huệ

- Hưng Đạo (Trần Hưng Đạo/ Trần Quốc Tuấn)
Câu 10.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Câu hỏi tu từ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu hỏi tu từ

Tác dụng:

- Khẳng định vẻ đẹp của Tổ quốc trong hiện tại.

- Thể hiện niềm tự hào về Tổ quốc của tác giả.

- Tạo giọng điệu hào hùng cho câu thơ.
Câu 10.4

Tình cảm, thái độ của tác giả đối với đất nước như thế nào?

  • A.
    Niềm hạnh phúc, vui sướng, tự hào khi được sống trong thời khắc lịch sử của dân tộc
  • B.
    Khao khát cống hiến cho tổ quốc.
  • C.
    Tình yêu đất nước thiết tha, sâu sắc...
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Tình cảm của tác giả đối với đất nước
- Tác giả thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng, tự hào khi được sống trong thời khắc lịch sử của dân tộc, khao khát cống hiến cho tổ quốc .
- Tác giả có tình yêu đất nước thiết tha, sâu sắc...
Câu 11 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cỏ hoa cần gặp

... Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...
Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.
Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng
những đứa trẻ con lượm rác ven đường.
Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn
tìm bầy chim thành phố.
Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm
Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ

Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng
không mọc nữa đêm rằm
Hay sợ trăng đã mọc rồi mà đầu anh vẫn cúi
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong

Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ
Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc
Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi
Không một giọt lệ rơi vì mắt nhìn ráo hoảnh
Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường
Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương

(Đỗ Trung Quân)

Câu 11.1

Trong đoạn thơ thứ 2, tác giả lo sợ điều gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    sợ vật giá leo thang

  • B.

    sợ trăng không mọc

  • C.

    sợ trăng đã mọc nhưng đầu vẫn cúi

  • D.

    sợ xa nhau

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại đoạn thơ thứ hai

Lời giải chi tiết :

Nỗi sợ được tác giả nhắc đến qua đoạn thơ thứ hai: 

- sợ vật giá leo thang

- sợ trăng không mọc

- sợ trăng đã mọc nhưng đầu vẫn cúi

Câu 11.2

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn thơ sau:

... Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuồng bồ câu màu hồng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...

  • A.

    Điệp cấu trúc

  • B.

    Điệp từ

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    So sánh

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc: Về…

Câu 11.3

Trong đoạn thơ, những hình ảnh hoa cỏ, vòm me, bồ câu, tím đỏ ráng chiều, vạt nắng bình minh biểu tượng cho điều gì?

  • A.

    Vẻ đẹp giản dị của thiên nhiên, cuộc sống đời thường

  • B.

    Vẻ đẹp giản gị của con người

  • C.

    Những điều tầm thường, ít giá trị trong cuộc sống

  • D.

    Sự khắc nghiệt của thiên nhiên

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các hình ảnh trong văn bản

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn thơ, những hình ảnh hoa cỏ, vòm me, bồ câu, tím đỏ ráng chiều, vạt nắng bình minh biểu tượng cho vẻ đẹp giản dị của thiên nhiên, cuộc sống đời thường.

Câu 11.4

Thông điệp thể hiện qua hai câu thơ:

Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc

  • A.

    Sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc cho những điều bạn chưa làm được hoặc lãng phí.

  • B.

    Tự làm chủ chính cuộc đời mình.

  • C.

    Hãy luôn tự tin, tin vào bản thân mình và giữ vững khao khát, mơ ước của bản thân.

  • D.

    Dù cuộc sống có những phút giây khó khăn nhưng hãy giữ bình tĩnh, hành xử có văn hóa, có nhân cách.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung câu thơ.

Lời giải chi tiết :

Thông điệp rút ra từ văn bản trên:

- Quan điểm nhà thơ có thể hiểu là: dù bản thân có những khó khăn, có những phút giâyphẫn nộ, không giữ được bình tĩnh vẫn cần phải hành xử là một “con người”, có nhân cách,có văn hóa.

Câu 12 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Một lần, trên đường đi làm tôi ghé vào một cửa hàng nhỏ để mua tờ báo và mấy thanh kẹo cao su. Cô gái trẻ ở quầy thu ngân đưa cho tôi hoá đơn với số tiền phải trả là năm đô-la. Trong khi mở ví lấy tiền, tôi nhẩm tính một tờ báo và mấy thanh kẹo không thể đến năm đô-la được nên có ý muốn hỏi lại. Nhưng tôi chưa kịp hỏi thì cô đã nở một nụ cười thật tươi và dí dỏm:

- Cháu tính thêm tiền công vì đã làm cho bác vui đấy! Tôi bật cười khi biết mình bị “lừa”. Cô gái nhìn qua tờ báo tôi vừa mới mua và nói:

- Cháu thật không hiểu sao người ta chỉ đưa những tin không hay lên trang đầu. Cháu thích đọc những tin tốt lành hơn.

 Rồi cô nói tiếp: - Cháu nghĩ chắc phải có thêm một tờ báo đăng toàn những câu chuyện viết về những người tốt và những việc hay lẽ phải để khơi dậy niềm tin và mang điều tốt lành đến cho mọi người. Nếu có tờ báo ấy, cháu sẽ mua hàng ngày.

 Cô gái cảm ơn tôi và nói với vẻ đầy lạc quan:

 - Hy vọng là ngày mai sẽ có tin tức gì đó tốt lành, bác nhỉ! Và cô lại cười. Cả ngày hôm ấy tôi cảm thấy phấn chấn và trong lòng tràn ngập niềm vui.

Ngày hôm sau, tôi ghé lại cửa hàng sau khi vừa giải quyết xong công việc với khách hàng. Nhưng lần này tiếp tôi ở quầy thu ngân là một cô gái khác. Lúc thanh toán tiền cho mấy thứ vừa mua, tôi chào cô nhưng cô chẳng buồn đáp lại, không một nụ cười, cũng không một lời nói. Gương mặt không có vẻ gì là thân thiện và vui vẻ, cô ta chỉ thối lại tôi mấy đồng tiền thừa, rồi uể oải nói: “mời người tiếp theo!”.

Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 07)

Câu 12.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: tự sự

Câu 12.2

Vì sao trong đoạn trích nhân vật “tôi” lại cảm thấy phấn chấn và tràn ngập niềm vui?

  • A.

    Vì nhân vật mua được đồ dùng với giá khuyến mại

  • B.

    Vì thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân thứ nhất

  • C.

    Vì thái độ cư xử tích cực của cô gái thu ngân thứ hai

  • D.

    Vì nhân vật mua được tờ báo hay

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhân vật “tôi” lại cảm thấy phấn chấn và tràn ngập niềm vui nhờ thái độ cư xử tích cực với khách hàng của cô gái thu ngân thứ nhất.

Câu 12.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Hai cô gái, cùng một độ tuổi, cùng làm một công việc như nhau, nhưng lại gây cho tôi những ấn tượng hoàn toàn khác biệt. Một người mang đến cho tôi niềm vui, sự gần gũi, còn một người lại khiến tôi có cảm giác như thể sự xuất hiện của mình chỉ làm cho cô ấy khó chịu.

  • A.

    Nhân hóa

  • B.

    Đối lập

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật đối lập: niềm vui, sự gần gũi >< khó chịu

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trái ngược giữa hai cô gái trong cùng một độ tuổi, cùng công việc nhưng cách ứng xử với khách lại hoàn toàn khác nhau.

Câu 12.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Tôn trọng khách hàng.

  • B.

    Nỗ lực, cống hiến hết mình cho công việc.

  • C.

    Thái độ tích cực thay đổi cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

  • D.

    Thái độ của con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Dựa và nội dung văn bản, từ đó rút ra bài học ý nghĩa

Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản trên: Thái độ tích cực thay đổi cuộc sống của bản thân và những người xung quanh.

Câu 13 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Im lặng là vàng”

Người đời đã dặn

Xóa công dã tràng

Biển đền muối mặn

Đất đai trầm mặc

Cây đời nảy tươi

Mặc cho bão táp

Gió mưa dập vùi

Sinh ra làm người

Cả đời tập nói

Rồi ta tập im

Tạ từ thế giới

Tập như trái đất

Lặng thầm mà quay

Tập như trăng sáng

Lặng im mà đầy

Tập như búi cỏ

Đan trong nắng vàng

Bầy chim khép mỏ

Bay vào mênh mang...

(Phạm Khải, NXB Giáo dục, 2005)

Câu 13.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 13.2

Hai câu thơ sau biểu tượng cho điều gì?

Xóa công dã tràng

Biển đền muối mặn

  • A.

    Những việc làm không có ý nghĩa, vô ích

  • B.

    Sự cần cù, chăm chỉ

  • C.

    Sự cố gắng, nỗ lực của những con người nhỏ bé

  • D.

    Sự hi sinh thầm lặng

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung hai câu thơ

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ nói đến những việc làm không có ý nghĩa, vô ích

Câu 13.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Tập như trăng sáng

Lặng im mà đầy

Tập như búi cỏ

Đan trong nắng vàng

  • A.

    Điệp, nhân hóa

  • B.

    Điệp, so sánh

  • C.

    So sánh, nhân hóa

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp so sánh, điệp

- Tác dụng: nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa sự im lặng trong đời sống con người.

Câu 13.4

Ý nghĩa của sự im lặng rút ra từ văn bản trên:

  • A.

    Im lặng giúp ta tránh được những phiền toái trong cuộc sống.

  • B.

    Im lặng giúp ta lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu mọi điều xung quanh.

  • C.

    Im lặng giúp ta tránh phải tranh luận.

  • D.

    Im lặng trước những điều bất bình để phân tích đúng sai

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của sự im lặng: Im lặng giúp ta lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu mọi điều xung quanh.

Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 2 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 2 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 3 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 3 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 4 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 4 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 5 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 5 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 6 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 6 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 7 Văn 10

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 7 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 8 Văn 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Đề đọc hiểu số 8 Văn 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết