Sói và Voi


0:00
/
2:16
Chọn giọng đọc
Download
Playback seep

Đọc truyện: Sói và Voi

Ngày xửa ngày xưa có một anh Sói lười. Nhà cửa của anh, anh chẳng bao giờ quét dọn, sửa sang. Nó bẩn thỉu, rách nát, chỉ chực sụp xuống.

Một hôm, bác Voi đi qua, chẳng may đụng nhẹ vào làm đổ mái nhà anh Sói.

– Xin lỗi anh bạn! – Bác Voi nói với Sói – Tôi sẽ sửa ngay cho anh.

Bác Voi vốn là người giỏi giang, cái gì cũng biết và không sợ công việc. Bác liền lấy búa, đinh, sửa ngay mái nhà cho Sói. Mái nhà trở nên chắc chắn hơn trước…

– Ô hô! – Anh Sói bụng bảo dạ – Rõ ràng là lão ta sợ mình! Thoạt đầu đã phải xin lỗi, sau đó còn sửa lại cả mái nhà. Mình phải bắt lão ta làm cho mình một cái nhà mới mới được! Lão sợ, ắt phải nghe theo!

– Này, đứng lại! – Sói quát bảo Voi – Lão làm cái thói gì thế? Lão tưởng có thể bỏ đi một cách dễ dàng thế chắc? Làm đổ nhà người ta, đóng qua loa được mấy cái đinh rồi định chuồn à? Biết điều thì đi làm cho ta một cái nhà mới! Bằng không ta sẽ cho một bài học, đừng hòng mong thấy lại bà con thân thích! Nhanh lên!

Nghe Sói nói những lời ấy, bác Voi không nói gì cả. Bác lẳng lặng quắp ngang bụng Sói ném xuống hố nước bẩn. Rồi đè bẹp dí nhà Sói.

– Này, nhà mới này! – Bác Voi nói rồi đi thẳng.

Tỉnh dậy, Sói ngạc nhiên tự hỏi:

– Mình thật không hiểu gì cả! Lúc đầu lão có vẻ sợ mình, đã xin lỗi tử tế, thế mà sau đó lại hành động thế này… Thật không sao hiểu nổi!

Nhìn thấy hết mọi chuyện, bác Quạ già trên cây nói vọng xuống:

– Chú mày ngu lắm!  Chú mày đã không hiểu sự khác nhau giữa người hèn nhát và người được giáo dục tốt!

Bài học rút ra

Phân biệt lòng tốt, lịch sự và sự hèn nhát:

  • Bác Voi xin lỗi và sửa nhà Sói vì lịch sự, trách nhiệm. Sói lại lầm tưởng Voi sợ mình, kiêu căng đòi hỏi.
  • Đừng nhầm lẫn lòng tốt với sự hèn nhát. Không lợi dụng lòng tốt của người khác để kiêu căng.

Hậu quả của sự kiêu căng, ngạo mạn và lợi dụng lòng tốt:

  • Sói vì nghĩ Voi sợ mình nên hống hách, đòi làm nhà mới. Sự tham lam và ngạo mạn này khiến Sói bị Voi trừng phạt.
  • Kiêu căng, ngạo mạn và lợi dụng lòng tốt sẽ dẫn đến thất bại và hậu quả không mong muốn. Hãy sống khiêm tốn.

Sức mạnh của người có giáo dục và phẩm chất tốt:

  • Bác Voi bình tĩnh trước sự hống hách của Sói, dùng hành động mạnh mẽ để dạy bài học. Bác Quạ già khẳng định sự khác biệt giữa người hèn nhát và người có giáo dục tốt.
  • Người có giáo dục và phẩm chất tốt không cần lời nói để chứng tỏ bản thân. Họ có sự bình tĩnh, khôn ngoan và sức mạnh để bảo vệ lẽ phải.

Đố vui qua truyện Sói và Voi


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Con Vẹt biết nói - Truyện cổ tích

    Có một anh Vẹt sau khi học được vài ba tiếng Người thì lấy làm hãnh diện và tự phụ lắm. Anh ta tuyên bố: – Ta biết nói tiếng Người. Từ nay các người sẽ không bao giờ nghe ta nói một lời nào bằng tiếng chim nữa!

  • Heo Rừng và Thỏ - Truyện cổ tích

    Có con Heo Rừng đang ăn đêm trong nương khoai thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.

  • Cái bẫy Chuột - Truyện cổ tích

    Một con Chuột nhìn qua vết nứt ở vách tường và trông thấy bác nông dân cùng với vợ đang mở một cái hộp. Nó nghĩ thầm có lẽ là có đồ ăn gì trong hộp. Nhưng liền sau đó, con Chuột hốt hoảng khi phát hiện ra trong hộp có một cái bẫy Chuột.

  • Con lợn nhỏ khôn ngoan - Truyện cổ tích

    Ngày xưa có một con lợn nhỏ sống trong rừng rậm. Một hôm trời rét căm căm, có lão chó sói tìm đến hang, cất tiếng gọi: – Chú lợn ơi! Chú cho ta vào nhà chú ngồi một tí cho đỡ lạnh.

  • Em có xinh không? - Truyện cổ tích

    Voi em thích mọc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”.

>> Xem thêm