Thần núi Tản Viên


0:00
/
5:30
Chọn giọng đọc
Download
Playback seep

Đọc truyện: Thần núi Tản Viên

Xưa kia, vua Lạc Long khi chia con cùng nàng Âu Cơ, đem năm mươi trai về biển, trong số đó có Hương Lang. Một hôm, Hương Lang dời hải quốc vào của biển Thần Phù (bây giờ thuộc Nam Định), lòng những muốn tìm một nơi cao ráo thanh u, dân chúng thuần hậu mà ở. Thần chèo thuyền từ sông Cái đến làng Long Đậu, thành Long Biên, rồi lại chèo từ sông Linh Giang đến bến Phiên Tân thuộc huyện Phúc Lộc.

Tới đây, thần trông thấy núi Tản Viên mỹ lệ, ba tầng cao chót vót, hình như cái tán, dân ở dưới núi tục chuộng tố phác, thần bèn từ phía Nam núi hóa phép mở một con đường thẳng như dây đàn từ bến Phiên Tân thẳng đến Tản Viên, đường qua cánh đồng làng Vệ Đỗng và làng Nham Toàn, lại qua cánh đồng Thạch Bạn, Vân Mộng, rồi lên mãi từng núi cao nhất để ở. Mỗi chặng đường nghỉ ngơi như vậy, thần bèn hóa phép hiện ra lâu đài nguy nga tráng lệ.

Thần từ khi ở núi ấy, thường thường ra chơi sông Liễu Hoàng xem cá. Chỗ nào có phong cảnh đẹp cũng đến chơi. Hễ cứ dạo gót qua thăm nơi nào lại hóa phép hiện ra đền đài nơi đó để nghỉ ngơi. Dân làng trông thấy chỗ nào có dấu đền đài, thì lại lập đình miếu để thờ.

Lại có truyền thuyết khác kể rằng thần núi Tản Viên tuy thuộc dòng dõi vua Lạc Long nhưng thuở lọt lòng bị bỏ rơi trong rừng, được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên này là vì trước khi gặp cha nuôi, đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi ngày ngày vác rìu vào rừng đốn củi.

Một hôm, Kỳ Mạng đốn một cây đại thụ. Cây to lớn quá, chặt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đã dính liền lại khắp thân cây. Kỳ Mạng xách rìu lại chặt nữa, suốt ngày ráng hết sức không xong, đến ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề bị động tới. Không nản chí, Kỳ Mạng ra công cố chặt, quyết hạ cho kỳ được, rồi đến tối ở lại nấp gần cây rình xem sự thể. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện ra, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ. Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lão sao lại phá công việc của mình. Bà lão nói :

– Ta là thần Thái Bạch. Ta không muốn cho cây này bị chặt vì ta vẫn nghỉ ngơi ở trên cây.

Kỳ Mạng mới phản đối:

– Không chặt cây thì tôi lấy gì mà nuôi sống?

Bà thần đưa cho Kỳ Mạng cái gậy và dặn rằng : “Gậy này có phép cứu được bách bệnh. Hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gõ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu nhân độ thế”.

Kỳ Mạng nhận gậy thần, từ đấy bỏ nghề kiếm củi, đi chữa bệnh cho người đau. Có một hôm, đi qua sông thấy lũ trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn trên đầu có chữ vương, Kỳ Mạng biết là rắn lạ mới cầm gậy thần gõ vào đầu con rắn thì con rắn ấy sống lại, bò xuống sông mà đi mất.

Được vài hôm, bỗng có một người con trai, đem đồ vàng ngọc, châu báu đến nói rằng :

– Thưa ngài, tôi là Tiểu Long Hầu, con vua Long Vương bể Nam. Bữa trước tôi đi chơi trên trần, chẳng may bị bọn trẻ con đánh chết. Nhờ có ngài mới được sống, nay mang lễ vật lên xin được tạ ơn.

Kỳ Mạng nhất định không lấy. Tiểu Long Hầu mới cố mời xuống chơi dưới bể, đưa ra một cái ống linh tê, để Kỳ Mạng có thể rẽ nước mà đi.

Long Vương thấy ân nhân cứu con mình xuống chơi thì mừng lắm, mở tiệc thiết đãi ba ngày, rồi đưa tặng nhiều của quý lạ, nhưng Kỳ Mạng vẫn một mực chối từ. Sau cùng Long Vương mới biếu một quyển sách ước. Lần này Kỳ Mạng nhận sách mang về trần. Cuốn sách ước chỉ gồm có ba tờ bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa. Ba trang sách, mỗi trang chứa một tính chất : Kim, Mộc, Hỏa… chỉ thiếu một trang Thủy mà Long Vương giữ lại.

Kỳ Mạng mới bắt đầu thử xem linh nghiệm ra sao, mở sách ra đặt tay vào trang Hỏa khấn khứa thì được nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh, rồi chỉ trong nháy mắt trên trời vần vũ đầy mây, chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời.

Kỳ Mạng mỉm cười đắc ý, đặt tay vào trang Mộc, ước ao thấy một rừng cây đi. Tức thì những cây ở trước mặt chàng tự nhiên tiến bước như một đạo quân.

Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy mình từ đấy uy quyền, sức mạnh không còn ai sánh kịp. Rồi bắt đầu lang thang đó đây cứu giúp đời. Khi đã thành thần rồi, nhân một hôm qua cửa Thần Phù, ngài mới ngược dòng sông lên núi Tản Viên, ở luôn tại đấy. Với cuốn sách ước, ngài dựng lên những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn rừng núi hoang vu.

Từ đó tiếng đồn đi rằng núi Tản Viên do một vị thần phép thuật thần thông cai quản. Thần Tản Viên còn có tên gọi là Sơn Tinh nữa.

Bài học rút ra

Lòng tốt và sự giúp đỡ sẽ mang lại điều tốt:

  • Hương Lang xây đền cho dân. Kỳ Mạng được dê và chim giúp khi còn nhỏ. Sau này, Kỳ Mạng dùng gậy thần chữa bệnh, cứu rắn. Nhờ những việc tốt này, Kỳ Mạng được Long Vương tặng sách ước, giúp anh có sức mạnh lớn.
  • Hãy luôn sống tốt bụng và giúp đỡ người khác. Khi ta làm điều tốt, ta sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp, thậm chí là những điều kỳ diệu.

Sự kiên trì và không bỏ cuộc:

  • Kỳ Mạng cố chặt cây lớn dù nó tự lành lại hai lần. Anh không nản lòng mà quyết tâm tìm hiểu, cuối cùng gặp được thần và nhận được gậy thần.
  • Khi gặp việc khó, đừng dễ dàng bỏ cuộc. Hãy kiên trì tìm cách làm, rồi bạn sẽ tìm thấy cách giải quyết hoặc nhận được sự giúp đỡ bất ngờ.

Sức mạnh của thật sự:

  • Kỳ Mạng có gậy thần chữa bệnh và sách ước có sức mạnh lớn. Anh dùng sức mạnh này để "cứu người giúp đời" và xây những lâu đài đẹp.
  • Khi có tài năng hay sức mạnh, hãy dùng nó để làm những điều có ích cho mọi người xung quanh. Đó mới là ý nghĩa thật sự của sức mạnh.

Dù khó khăn vẫn có thể trở thành người giỏi:

  • Cả hai câu chuyện đều nói về nguồn gốc đặc biệt của thần Tản Viên. Dù sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, Kỳ Mạng vẫn lớn lên và trở thành vị thần quyền năng.
  • Dù bạn sinh ra ở đâu hay gặp khó khăn gì, nếu bạn có lòng tốt, sự kiên trì và biết dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác, bạn cũng có thể trở thành người giỏi giang và có ích cho xã hội.

Đố vui qua truyện Thần núi Tản Viên


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Điều ước của vua Mi-đát - Truyện cổ tích

    Có một lần vua Mi-đát (Midas) đã cứu giúp cho người thầy học của thần Đi-ô-ni-dốt (Dionysus). Thần rất hài lòng, bèn bảo vua Mi-đất muốn xin gì tặng gì cũng được. Vua Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:

  • Chiếc bao thần kỳ - Truyện cổ tích

    Ngày xửa ngày xưa, có một người nông dân, một hôm gieo hạt lúa mì trên cánh đồng. Vừa làm việc, chàng trai vừa hát vui vẻ. Ở gần cánh đồng, có những vị thần mê âm nhạc, vội vàng kéo đến chỗ chàng trai đang làm việc.

  • Bà đỡ ở xứ Cairgonrn - Truyện cổ tích

    Ngày xửa ngày xưa, ở gần Cairgonrn có một bà đỡ đẻ. Bà là người có nhiều kinh nghiệm và thường được người ta mời đi đỡ đẻ ở các nơi trong vùng. Bà cũng là người tốt bụng, nhân từ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

  • Truyền thuyết về cái nồi - Truyện cổ tích

    Trong một quả đồi lớn ở Arnol gần làng Barvas có rất nhiều ma quái. Bọn chúng thường đi bộ đến chơi nhà một gia đình nông dân ở ngay dưới chân núi cách quả đồi không xa. Bọn ma quái và gia đình nông dân này vẫn dùng chung một cái nồi để nấu thức ăn.

  • Sự tích cây lúa - Truyện cổ tích

    Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

>> Xem thêm