Soạn bài Nói và nghe: Nghe thuyết trình một vấn đề văn học SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều>
Thực hành nghe bài thuyết trình về vai trò của văn học đối với cá nhân em
Đề bài
Trả lời Câu hỏi Thực hành nói và nghe trang 154 SGK Văn 12 Cánh diều
Thực hành nghe bài thuyết trình về vai trò của văn học đối với cá nhân em
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại nội dung chuẩn bị ở phần Viết
Lời giải chi tiết
Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề: Vai trò của văn học đối với cá nhân em.
Tác phẩm văn học chính là những kết tinh của tâm hồn người tác giả. Mỗi tác phẩm văn học được viết ra là tiếng nói của tác giả trong cuộc đời của chính họ. Bởi vậy, mỗi tác phẩm mà em đã từng được đọc qua đều để lại ở trong em những bài học và giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. Trong đó, có thể kể đến tác phẩm truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của tác giả Nguyễn Minh Châu “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu là bức tranh vẽ về hiện thực đầy những màu sắc, ẩn chứa đựng ở sau đó những câu chuyện kể về số phận và cuộc đời của con người.
Tác phẩm đã làm nổi bật lên với nhiều những giá trị về nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Đầu tiên, đặc biệt phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùng khéo léo và tài tình của tác giả. Tác giả đã xây dựng lên một tình huống truyện chứa đầy những sự nghịch lý, éo le. Và ở trong hoàn cảnh nghịch lý ấy, nhân vật đã bộc lộ lên những đặc điểm về nét tính cách, góc nhìn với cuộc đời và tư tưởng của mình.
Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng hình ảnh của nhân vật sinh động, đầy sự khéo léo. Hình ảnh nhân vật đã được tác giả khắc họa lên vô cùng chân thực, sống động thông qua những hành động, những hình ảnh, ngôn ngữ đời sống vô cùng giản dị nhưng lại giàu những ý triết lý. Hình ảnh của một người đàn bà làng chài có vẻ bề ngoài với làn da ngăm rám nắng, thân hình săn chắc khoẻ mạnh, và hình ảnh của một người chồng mạnh mẽ, đầy sự hung tợn. Tất cả những chi tiết được tác giả miêu tả đó đều phù hợp với hình ảnh của những con người ngày đêm sống mưu sinh lam lũ ở trên mặt biển.
Đi sâu hơn vào các chi tiết được tác giả miêu tả, ta nhận ra những hình ảnh nhằm làm nổi bật lên tất cả là ngòi bút của biện pháp tả thực. Những câu văn được tác giả miêu tả vô cùng chân thực và tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ xuất hiện, gợi lên trong đó một cảm giác rất đời nhưng cũng rất thực. Đó cũng chính là biểu trưng cho một cuộc sống có thật đang diễn ra ở trong một gia đình nào đó còn trên đất nước ta vào thời điểm bấy giờ. Cuộc sống sau khi chiến tranh kết thúc vẫn để lại rất nhiều hậu quả nặng nề, không chỉ về những hậu quả về vật chất mà còn là những tổn thương vô cùng lớn về tâm lý mà không thể chữa lành.
Qua khung cảnh về hình ảnh bạo lực ấy, trong sự xuất hiện của cái đen tối ấy lại sáng lên một chất về nghệ thuật tài tình của tác giả. Đoạn văn được miêu tả giàu chất tạo hình, giống như một thước phim được quay cận cảnh kể về một cuộc đời đầy cay xót, ngang trái của số phận một người phụ nữ làng chài. Tác phẩm để lại trong em rất nhiều những ấn tượng lớn, không chỉ về những đặc sắc ở trong phong cách nghệ thuật mà còn là biểu tượng về hình ảnh của giá trị hiện thực mà tác phẩm đem lại.
Tác phẩm đã khiến cho em cảm thấy ấn tượng đặc biệt thêm một lần nữa đó chính là ở sự việc đưa ra quyết định của người đàn bà làng chài. Người đàn bà ấy thật ra cũng có những lí lẽ cho riêng mình, tưởng chừng như những hành động đó vô cùng đơn giản nhưng ở cô lại mang một cái nhìn thông suốt của một cuộc đời, mang một trải nghiệm mà chắc chắn Đẩu và Phùng chưa bao giờ có thể thấy được và trải qua: các chú đâu có thể hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhục.., chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...
Tác giả đã đem đến cho người đọc một tác phẩm truyện ngắn có chứa đựng trong đó chiều sâu về nhận thức và có giá trị về hình ảnh của một cuộc sống lớn lao, thông qua những phát hiện về nghịch lý của cuộc đời người thường. Câu chuyện đã giúp cho em nhận ra được nhiều bài học sâu sắc từ những nghịch lý về hoàn cảnh của cuộc đời con người. Bản thân em cũng nhận ra một điều rằng, những kiến thức mà ta được học ở trong sách vở cũng chỉ như là kẻ ngốc ngây thơ trước thực tế đầy vẻ muôn màu, muôn sắc, vô cùng phức tạp.
Tác phẩm đã khơi dậy cho người đọc một lòng thương cảm, sự thấu hiểu và sẻ chia của họ trước số phận vô cùng vất vả, khổ cực của một kiếp người nghèo khổ, tràn đầy là những bế tắc bị giam giữ lại bằng những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau khi đọc xong tác phẩm, em phát hiện ra được những vẻ đẹp về hình ảnh đời thường hết sức nhân văn xuất hiện ở trong mỗi con người và từ đó, ta càng thêm cảm thấy trân trọng con người, trân trọng những phẩm chất vô cùng đáng quý và cao cả ấy của họ.
Mỗi tác phẩm văn học khi được các nhà văn viết ra đều mang trong đó một thứ ánh sáng vô cùng nhiệm màu, ánh sáng ấy đã chiếu rọi, soi sáng tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn ta. Nguồn ánh sáng kì diệu ấy, tỏa sáng trong mọi ngóc ngách cuộc đời mỗi con người và tạo nên ở trong đó những cảm xúc vô cùng tốt đẹp, làm cho cuộc sống của mỗi con người trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.
Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.
- Soạn bài Tự đánh giá trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Viết: Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
- Soạn bài Phân tích bài thơ Việt Bắc SGK Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục