Soạn bài Cái cầu trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2>
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Cái cầu trang 34 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
Câu 1
Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc khổ thơ 1, chú ý câu số 2 trong khổ và nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Người cha trong bài thơ làm nghề xây dựng cầu.
Câu 2
Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc khổ thơ 2, 3, 4 và tìm những hình ảnh mà bạn nhỏ liên tưởng đến.
Lời giải chi tiết:
Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến nhiều cây cầu thân thuộc khác như: chiếc cầu bằng tơ do nhện bắc qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của chim sáo bắc qua sông, chiếc cầu lá tre do con kiến bắc qua ngòi, cây cầu treo lối sang bà ngoại và chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.
Câu 3
Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc khổ thơ cuối bài.
Lời giải chi tiết:
Bạn nhỏ yêu nhất cầu Hàm Rồng vượt qua sông Mã trong tấm ảnh mà cha gửi. Vì đó là chiếc cầu do chính tay cha và các đồng nghiệp của cha làm.
Câu 4
Em thích nhất câu thơ nào ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
Bài thơ có rất nhiều hình ảnh đẹp. Em hãy chọn câu thơ mà mình thích.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ : Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ" vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả.
Nội dung
Bạn nhỏ rất yêu và tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy cái cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất. |
Bài đọc
Cái cầu
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế
Con cho mẹ xem, mẹ xem hơi lâu.
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê !
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.
Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi cái cầu của cha.
PHẠM TIẾN DUẬT
- Chum : đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.
- Ngòi : dòng nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc hồ.
- Sông Mã : sông lớn chảy qua tỉnh Thanh Hóa.
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Soạn bài Chiếc máy bơm trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Chính tả bài Một nhà thông thái trang 37 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Tập làm văn: Nói, viết về một người lao động trí óc trang 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
- Chính tả bài Ê-đi-xơn và bà cụ trang 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3