Lý thuyết về đất>
Bài 13 Đất
BÀI 14. ĐẤT
I. ĐẤT VÀ LỚP VỎ PHONG HÓA
- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Vỏ phong hóa là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất, kết quả của các quá trình phong hóa làm đá và khoáng vật bị biến đổi.
II. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
1. Đá mẹ
- Là nguồn cung cấp chất hữu cơ và vô cơ cho đất. Quyết định thành phần khoáng vật, đá, tính chất lí hóa và cả màu sắc của đất.
2. Địa hình
- Địa hình tác động đến sự hình thành đất thông qua yếu tố độ cao, độc dốc, hướng địa hình.
+ Độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, quá trình hình thành đất yếu.
+ Độ dốc: địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất. Khu vực bằng phẳng có tầng đất dày hơn khu vực dốc.
+ Hướng sườn: lượng nhiệt ẩm nhận được không giống nhau => đất ở các sườn núi khác nhau.
3. Khí hậu
- Khí hậu giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất.
- Nhiệt, mưa, các chất khí đã phá hủy đá gốc => sản phẩm phong hóa => đất.
- Khí hậu ảnh hưởng tới đất thông qua sinh vật. Sự phát triển của các sinh vật trong mỗi đới khác nhau dẫn đến thành phần của đất khác nhau.
4. Sinh vật
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ đất: cung cấp chất hữu cơ, phân giải xác động vật, tổng hợp mùn, chống xói mòn, giữ ẩm đất,...
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất được gọi là tuổi đất.
- Thời gian ngắn hay dài ảnh hưởng lớn đến mức độ biến đổi lí học, hóa học, sinh học của đất.
6. Con người
- Con người có thể làm tăng độ phì của đất (thủy lợi, làm ruộng bậc thang,...) hoặc làm thoái hóa đất (làm đất bạc màu, ô nhiễm,...).
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục