Lý thuyết Tập hợp và các phép toán trên tập hợp>
1. Các khái niệm cơ bản về tập hợp
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
a. Tập hợp
+ Mô tả tập hợp:
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp;
Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
+ Quan hệ giữa phần tử và tập hợp:
Phần tử a thuộc tập hợp S hay tập hợp S chứa điểm a: \(a \in S\)
Phần tử a không thuộc tập hợp S hay tập hợp S không chứa điểm a: \(a \notin S\)
+ Số phần tử của tập hợp S: \(n(S)\)
\(n(S) = 0 \Leftrightarrow S = \emptyset \) (S là tập rỗng)
b. Tập hợp con
- Cho hai tập hợp T và S bất kì.
+ T là tập hợp con của S nếu
Kí hiệu: \(T \subset S\)(T là tập hợp con của S) hoặc \(S \supset T\)(S chứa T hoặc T chứa trong S)
Số tập hợp con của tập S có n phần tử là: \({2^n}\)
+ T không là tập con của S nếu
Kí hiệu: \(T \not\subset S\)
- Quy ước: \(\emptyset \) và T là tập con của tập hợp T.
c. Hai tập hợp bằng nhau
\(S = T\) nếu \(S \subset T\) và \(T \subset S.\)
2. Các tập hợp số
a. Mối quan hệ giữa các tập hợp số
Tập hợp các số tự nhiên \(\mathbb{N} = \{ 0;1;2;3;4;5;...\} \)(Kí hiệu \(\mathbb{N}* = \mathbb{N}{\rm{\backslash }}\{ 0\} \))
Tập hợp các số nguyên \(\mathbb{Z} = \{ ...; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;...\} \): gồm các số nguyên âm và các số tự nhiên.
Tập hợp các số hữu tỉ \(\mathbb{Q} = \left\{ {\frac{a}{b}|a,b \in \mathbb{Z};b \ne 0} \right\}\)
(Gồm các số nguyên và các số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn)
Tập hợp các số thực\(\mathbb{R}\) gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
(Số vô tỉ là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn).
Mối quan hệ giữa các tập hợp số: \(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\)
b. Các tập con thường dùng của \(\mathbb{R}\)
3. Các phép toán trên tập hợp
a. Giao của hai tập hợp
Giao của hai tập hợp S và T (kí hiệu \(S \cap T\)) là tập hợp gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp S và T.
\(S \cap T = \{ x|x \in S\) và \(x \in T\} .\)
b. Hợp của hai tập hợp
Hợp của hai tập hợp S và T (kí hiệu \(S \cup T\)) là tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp S hoặc thuộc T.
\(S \cup T = \{ x|x \in S\) hoặc \(x \in T\} .\)
c. Hiệu của hai tập hợp
Hiệu của hai tập hợp S và T (kí hiệu \(S{\rm{\backslash }}T\)) là tập hợp gồm các phần tử thuộc S nhưng không thuộc T.
\(S{\rm{\backslash }}T = \{ x|x \in S\) và \(x \notin T\} .\)
Nếu \(T \subset S\) thì \(S{\rm{\backslash }}T\)được gọi là phần bù của T trong S, kí hiệu là \({C_S}T.\)
Ví dụ: \({C_\mathbb{Z}}\mathbb{N} = \mathbb{Z}{\rm{\backslash }}\mathbb{N} = \{ x|x \in \mathbb{Z}\) và \(x \notin \mathbb{N}\} = \{ ...; - 3; - 2; - 1\} \)
Đặc biệt: \({C_S}S = \emptyset \)
- Giải câu hỏi mở đầu trang 12 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
- Giải mục 1 trang 12, 13, 14, 15 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải mục 2 trang 15, 16 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải mục 3 trang 16, 17, 18 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 1.8 trang 19 SGK Toán 10 tập 1 – Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay