Giải mục 2 trang 15, 16 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức


Các mệnh đề sau đúng hay sai? a) Mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số Cho tập hợp C = {-4; 0; 1; 2}. Các mệnh đề sau đúng hay sai? Cho hai tập hợp C = và D =. Các mệnh đề sau đúng hay sai? Hãy ghép mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng thích hợp ở cột bên phải.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ5

Các mệnh đề sau đúng hay sai?

a) Mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số

b) Tập hợp các số thực chứa tập hợp các số hữu tỉ;

c) Tồn tại một số thực không là số hữu tỉ.

Phương pháp giải:

Nhắc lại: \(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\)

Lời giải chi tiết:

a) Mệnh đề “Mọi số nguyên đều viết được dưới dạng phân số” đúng.

Vì \(\forall a \in \mathbb{Z}:a = \dfrac{a}{1}\)

Hoặc: \(a \in \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q}\) => mỗi số nguyên cũng là một phân số.

b) Mệnh đề "Tập hợp các số thực chứa tập hợp các số hữu tỉ" là mệnh đề đúng.

c) Mệnh đề “Tồn tại một số thực không là số hữu tỉ” đúng.

Ví dụ: \(\sqrt 2 \) ( vì \(\sqrt 2  \in \mathbb{R};\;\sqrt 2  \notin \mathbb{Q}\)).

Luyện tập 3

Cho tập hợp C = {-4; 0; 1; 2}. Các mệnh đề sau đúng hay sai?

a) C là tập con của \(\mathbb{Z}\)

b) C là tập con của \(\mathbb{N}\)

c) C là tập con của \(\mathbb{R}\)

Phương pháp giải:

C là tập con của X nếu mỗi phần tử của C đều là phần tử của X.

Lời giải chi tiết:

a) Dễ thấy: \( - 4;{\rm{ }}0;{\rm{ }}1;{\rm{ }}2 \in \mathbb{Z}\)

Vậy C là tập con của \(\mathbb{Z}\), mệnh đề đúng.

b) Vì \( - 4 \notin \mathbb{N}\) nên C không là tập con của \(\mathbb{N}\)

Vậy mệnh đề sai.

c) Dễ thấy: \( - 4;{\rm{ }}0;{\rm{ }}1;{\rm{ }}2 \in \mathbb{R}\)

Vậy C là tập con của \(\mathbb{R}\), mệnh đề đúng.

HĐ6

Cho hai tập hợp C = {\(x \in \mathbb{R}|x \ge 3\)} và D = {\(x \in \mathbb{R}|x\;\, > 3\)}. Các mệnh đề sau đúng hay sai?

a) C, D là các tập con của \(\mathbb{R}\);

b) \(\forall x,\;x \in C \Rightarrow x \in D\);

c) \(3 \in C\) nhưng \(3 \notin D\);

d) \(C = D\)

Phương pháp giải:

+) \(C \subset \mathbb{R}\) nếu mọi phần tử của C đều là phần tử của \(\mathbb{R}\).

+) \(C = D \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}C \subset D\\C \supset D\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

a) Hiển nhiên: C, D là các tập con của \(\mathbb{R}\).

Vậy mệnh đề này đúng.

b) Mệnh đề “\(\forall x,\;x \in C \Rightarrow x \in D\)” sai. Vì \(3 \in C\) nhưng \(3 \notin D\);

c) Mệnh đề “\(3 \in C\) nhưng \(3 \notin D\)” đúng;

d) Mệnh đề “\(C = D\)” sai vì \(3 \in C\) nhưng \(3 \notin D\).

Luyện tập 4

Hãy ghép mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng thích hợp ở cột bên phải.

 

Lời giải chi tiết:

1) \(x \in [2;5] \Leftrightarrow 2 \le x \le 5\). Nối 1) với d)

2) \(x \in (2;5] \Leftrightarrow 2 < x \le 5\). Nối 2) với a)

3) \(x \in [7; + \infty ) \Leftrightarrow x \ge 7\). Nối 3) với b)

4) \(x \in (7;10) \Leftrightarrow 7 < x < 10\). Nối 4) với c)


Bình chọn:
4.2 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí