Lý thuyết Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Chất dinh dưỡng là gì?
BÀI 32. DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI
Chất dinh dưỡng là gì?
Chất dinh dưỡng là chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.
Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa là gì?
- Cấu tạo: gồm các cơ quan (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, tụy, gan, mật,...)
- Chức năng: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể.
Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra như thế nào?
- Tiêu hóa ở khoang miệng: tiêu hóa cơ học (nhai, nghiền của răng, đảo của lưỡi) và tiêu hóa hóa học (enzyme amylase của tuyến nước bọt).
- Tiêu hóa ở dạ dày: hoạt động co bóp của dạ dày giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị.
- Tiêu hóa ở ruột non: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột giúp biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
- Tiêu hóa ở ruột già và trực tràng: chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc cặn bã.
Một số bệnh về đường tiêu hóa là gì?
- Sâu răng
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
Chế độ dinh dưỡng ở người phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Chế độ dinh dưỡng ở người phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có nhu cầu dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người cao tuổi vì ngoài đảm bảo đủ nguyên liệu cho hoạt động thì còn cần nguyên liệu để xây dựng cơ thể.
- Nhu cầu dinh dưỡng ở người lao động cao vì cần nhiều năng lượng để hoạt động.
- Người vừa khỏi bệnh cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
Khẩu phần ăn là gì?
Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
Nguyên tắc lập khẩu phần ăn là gì?
- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng .
- Cân đối thành phần các chất dinh dưỡng.
- Cung cấp đủ năng lượng.
An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
- An toàn vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chất.
- Ăn thực phẩm không an toàn đầy hơi, đau bụng, đau đầu, chóng mặt, tê liệt
Làm sao để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng.
- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ sử dụng khi còn hạn sử dụng.
- Những thực phẩm dễ hỏng như: rau, quả, cá tươi, thịt tươi, … cần bảo quản lạnh.
- Thực phẩm cần được nấu chín, thực phẩm ăn sống ( rau, quả, …) cần lựa chọn đảm bảo vệ sinh và sơ chế thật kĩ.
- Không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín
- Thực phẩm sau khi chế biến cần che đậy cẩn thận.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức