Giải khoa học tự nhiên 8, soạn sgk khtn lớp 8 kết nối tri thức với cuộc sống Chương 8. Sinh vật và môi trường - KHTN 8 Kết nối tri t..

Bài 43. Quần xã sinh vật trang 177, 178, 179 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức


Trong một khoảng không gian xác định có nhiều quần thể cùng tồn tại tạo nên một cấp độ tổ chức sống cao hơn, đó là quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 177

MĐ:

Trong một khoảng không gian xác định có nhiều quần thể cùng tồn tại tạo nên một cấp độ tổ chức sống cao hơn, đó là quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật là gì và có những đặc trưng cơ bản nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.

Các đặc trưng cơ bản của quần xã gồm: độ đa dạng và thành phần loài trong quần xã.

CH1:

1. Kể tên một số quần thể có trong Hình 43.1.

2. Lấy thêm ví dụ về quần xã sinh vật và chỉ ra các thành phần quần thể trong quần xã đó.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 43.1 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1.

Quần thể có trong hình 43.1 là: quần thể vịt, quần thể cá rô phi, quần thể hoa sen, quần thể cỏ, quần thể rong, quần thể cua, quần thể bướm, quần thể chuồn chuồn.

2.

Ví dụ về quần xã sinh vật:

- Quần xã rừng mưa nhiệt đới: quần thể dương xỉ, quần thể vẹt, quần thể quần thể bướm, quần thể rắn, quần thể lười, quần thể báo, quần thể nhện, …

- Quần xã sa mạc: quần thể xương rồng, quần thể đại bàng, quần thể rắn, quần thể cú, quần thể thằn lằn …

CH tr 178

CH1:

Hãy sắp xếp các quần xã trong hình 43.2 theo thứ tự giảm dần về độ đa dạng. Tại sao lại có sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 43.2 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thứ tự giảm dần về độ đa dạng của các quần xã trong hình là: quần xã rừng nhiệt đới (b) → quần xã rừng ôn đới (c) → quần xã đồng cỏ (a) → quần xã sa mạc (d).

Sự khác biệt lớn về độ đa dạng giữa các quần xã này chủ yếu là do điều kiện khí hậu khác nhau ở mỗi vùng:

Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật nên có độ đa dạng cao.

Ngược lại, sa mạc có khí hậu nắng hạn khắc nghiệt dẫn đến có ít loài sinh vật có thể thích nghi để sinh trưởng và phát triển nên có độ đa dạng thấp.

CH tr 17

CH1:

Lấy ví dụ về loài ưu thế trong quần xã.

Phương pháp giải:

Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ về loài ưu thế:

- Cây lúa là loài ưu thế trong quần xã ruộng lúa.

- Thông là loài ưu thế trong quần xã rừng thông.

- Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ

CH2:

Cho các loài sinh vật gồm lim xanh, gấu trắng, hổ, lạc đà, lúa nước, đước. Em hãy xác định loài đặc trưng tương ứng với các quần xã sinh vật: bắc cực, sa mạc, rừng ngập mặn.

 Phương pháp giải:

Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.

Lời giải chi tiết:

- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật bắc cực: gấu trắng.

- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật sa mạc: lạc đà.

- Loài đặc trưng của quần xã sinh vật rừng ngập mặn: đước.

CH3:

Đọc thông tin và thảo luận nhóm về hiệu quả của các biện pháp dưới đây trong việc bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

1. Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã.

2. Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

3. Trồng rừng ngập mặn ven biển.

4. Phòng chống cháy rừng.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học của quần xã

Hiệu quả

Bảo vệ môi trường sống của các loài trong quần xã

Đảm bảo các nhân tố môi trường không bị biến đổi theo hướng tác động xấu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các sinh vật, từ đó, giúp bảo vệ đa dạng sinh học

Cấm săn bắn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

Giúp các loài động vật hoang dã có điều kiện duy trì và hướng tới sự phục hồi số lượng

Hạn chế sự ảnh hưởng tới việc tồn tại, phát triển của các loài khác, tạo nên sự cân bằng sinh thái

Trồng rừng ngập mặn ven biển.

Phòng hộ, bảo vệ môi trường sống vùng ven biển như giúp chống sa mạc hóa, suy thoái đất, giảm phát thải khí nhà kính,…

Phòng chống cháy rừng.

Bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật.

Phòng tránh hậu quả ô nhiễm đất, không khí do cháy rừng.

 

 

 


Bình chọn:
4.1 trên 8 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí