Bài 8. Acid trang 35, 36, 37, 38 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Tại sao giấm ăn, nước chanh… đều có vị chua và được dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước?
CH tr 35
Tại sao giấm ăn, nước chanh… đều có vị chua và được dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước?
Phương pháp giải:
dựa vào các kiến thức đã học và ứng dụng ngoài thực tế
Lời giải chi tiết:
Giấm ăn, nước quả chanh, … đều có vị chua và được dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước do đều có chứa acid.
Câu 2
Quan sát Bảng 8.1 và thực hiện các yêu cầu:
1. Công thức hoá học của các acid có đặc điểm gì giống nhau?
2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch có đặc điểm gì chung?
3. Đề xuất khái niệm về acid.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng 8.1 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
1. Công thức hoá học của các acid đều có nguyên tố H.
2. Acid tồn tại trong dung dịch dưới dạng cation H+ và anion (ion âm).
3. Khái niệm về acid: Acid là hợp chất phân tử gồm có nguyên tử H liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước tạo ra ion H+
CH tr 36 CH1
Hãy cho biết gốc acid trong các acid sau: H2SO4, HCl, HNO3
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm về axit để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
CH tr 36 CH1
Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm, dựa vào tính chất hoá học của acid
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng:
Khi nhỏ 1 - 2 giọt acid vào giấy quỳ tím thấy giấy chuyển màu đỏ.
Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng kim loại Fe thấy xuất hiện bọt khí bám xung quanh thanh sắt.
Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng kim loại Zn thấy xuất hiện bọt khí bám xung quanh thanh Zn.
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
CH tr 36 CH1
Cho dung dịch HCl phản ứng với Kim loại Mg. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hoá học của acid HCl
Lời giải chi tiết:
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
CH tr 37
Sử dụng hình 8.1 để trình bày các ứng dụng của Sulfuric acid
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 8.1 quan sát và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Dựa vào hình 8.1 quan sát và trả lời câu hỏi
Lời giải:
Các ứng dụng của acid sulfuric
- Sản xuất phẩm nhuộm
- Sản xuất giấy, tơ sợi
- Sản xuất sơn
- Sản xuất phân bón
- Sản xuất chất tẩy rửa
- Sản xuất chất dẻo
CH tr 38 CH1
Hãy tìm hiểu về nhu cầu sử dụng và ứng dụng của một trong các acid sau: HCI, H2SO4, CH3COOH và trình bày trước lớp.
Phương pháp giải:
dựa vào ứng dụng của các acid và kiến thức ngoài đời sống
Lời giải chi tiết:
- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid HCl:
Hiện nay, mỗi năm thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn hydrochloric acid.
Lượng lớn hydrochloric acid được sử dụng để sản xuất vinyl chloride cung cấp cho ngành nhựa, ammonium chloride để cung cấp cho ngành sản xuất phân bón, các chloride kim loại để cung cấp cho ngành hoá chất, các hợp chất hữu cơ chứa chlorine để phục vụ sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm.
Ngoài ra, hydrochloric acid còn được dùng để trung hoà môi trường base hoặc thuỷ phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sét (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép…
- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid H2SO4:
Mỗi năm, cả thế giới cần đến hàng trăm triệu tấn sulfuric acid. Trong đó, gần 50% lượng acid được dùng để sản xuất phân bón như ammonium sulfate, calcium dihydrogen phosphate (Ca(H2PO4)2) … Acid này còn được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, giấy, chế hoá dầu mỏ, …
- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid CH3COOH:
Một lượng lớn acetic acid được sử dụng để sản xuất vinyl acetate và cellulose acetate. Vinyl acetate được dùng để sản xuất keo dán và chất kết dính trong sản xuất giấy, sản xuất tơ (tơ vinylon), …; cellulose acetate được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, sản xuất tơ, phim ảnh …
Acetic acid còn được dùng để tổng hợp aluminium monoacetate (Al(OH)2COOCH3) làm chất cầm màu trong công nghệ dệt may, tổng hợp ethyl acetate, butyl acetate làm dung môi (để pha sơn), tổng hợp muối ammonium acetate (CH3COONH4) để sản xuất acetamide một chất có tác dụng lợi tiểu và làm toát mồ hôi; tổng hợp phenylacetic acid dùng trong công nghiệp nước hoa, …
CH tr 38 CH2
Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Em hãy tìm hiểu về các tác hại này và trình bày trước lớp.
Phương pháp giải:
Dựa vào những tính chất và các tác hại của acid ngoài đời sống để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:
- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt.
- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng …
- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…
- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá…
- Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già.
- Bài 9. Base - thang pH trang 39, 40, 41, 42, 43 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 10. Oxide trang 44, 45, 46, 47 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 11. Muối trang 48, 49, 50, 51, 52 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 12. Phân bón hóa học trang 53, 54, 55 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Bảo vệ môi trường - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Cân bằng tự nhiên - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh quyển - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hệ sinh thái - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Lý thuyết Quần xã sinh vật - Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức