Lý thuyết Điểm và đường thẳng Toán 6 KNTT với cuộc sống>
Lý thuyết Điểm và đường thẳng Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1.Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
*Điểm
Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm
Quy ước: Khi nói 2 điểm mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là 2 điểm phân biệt
*Đường thẳng
Đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía
*Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
Ta thường dùng chữ cái in hoa để đặt tên điểm và chữ cái thường để đặt tên đường thẳng, chẳng hạn điểm M,N,P,Q,...; đường thẳng a,b,d,...
Điểm A thuộc đường thẳng d, kí hiệu \(A \in d\)
Điểm B không đường thẳng d, kí hiệu là \(B \notin d\)
Nếu \(A \in d\), ta còn nói: Điểm A nằm trên đường thẳng d, hay đường thẳng d đi qua điểm A
Chú ý: Có vô số điểm thuộc đường thẳng
*Đường thẳng đi qua 2 điểm
Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm A và B
Đường thẳng đi qua 2 điểm A, B được gọi đường thẳng AB hay đường thẳng BA
2. Ba điểm thẳng hàng
• Ba điểm phân biệt A, B, C cùng thuộc một đường thẳng được gọi là ba điểm thẳng hàng.
• Ba điểm phân biệt D, E, F không cùng thuộc bất kì một đường thẳng nào được gọi là ba điểm không thẳng hàng.
Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
3. Hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau
- Trả lời Câu hỏi 1 trang 44 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Hoạt động 1 trang 44 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
- Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Hoạt động 2 trang 45 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Câu hỏi 3 trang 45 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay