Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm trang 117 SGK Tiếng Việt 3 tập 1>
Giải câu 1, 2, 3 bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm trang 117 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 3. Tìm bộ phận của câu: Trả lời câu hỏi "Ai (con gì, cái gì) ?". Trả lời câu hỏi "Thế nào ?"
Câu 1
Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau :
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu.
ĐỊNH HẢI
Phương pháp giải:
Em hãy tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm màu sắc của sự vật.
Lời giải chi tiết:
Các từ : xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là từ ngữ chỉ đặc điểm màu sắc của tre, lúa, sông máng, trời mây.
Câu 2
Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào ?
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
HỒ CHÍ MINH
b) Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
TRÚC THÔNG
c) Cam Xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
PHẠM TIẾN DUẬT
Phương pháp giải:
Em hãy chỉ ra điểm giống nhau của các sự vật được so sánh.
Lời giải chi tiết:
a) Ở đây tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm “trong”.
b) - Ông và hạt gạo được so sánh về đặc điểm “hiền”.
- Bà và suối trong được so sánh về đặc điểm “hiền”.
c) Nước Cam Xã Đoài và mật ong được so sánh với nhau về đặc điểm “giọt vàng”.
Câu 3
Tìm bộ phận của câu :
- Trả lời câu hỏi "Ai (con gì, cái gì) ?".
- Trả lời câu hỏi "Thế nào ?".
a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
b) Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
c) Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
Phương pháp giải:
Em hãy tự đặt và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ai (con gì, cái gì)? |
Thế nào? |
Anh Kim Đồng |
rất nhanh trí và dũng cảm. |
Những hạt sương sớm |
long lanh như những bóng đèn pha lê. |
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ |
đông nghịt người. |
Loigiaihay.com
- Soạn bài Một trường tiểu học vùng cao trang 118 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Chính tả: Nhớ Việt Bắc trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Tập làm văn: Nghe - kể: Tôi cũng như bác trang 120 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Soạn bài Nhớ Việt Bắc trang 115 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
- Chính tả bài Người liên lạc nhỏ trang 114 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 5 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 2 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3
- Đề số 1 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 (Đề thi giữa học kì 2) – Tiếng Việt 3