Lê Lai cứu chúa


0:00
/
2:29
Chọn giọng đọc
Download
Playback seep

Đọc truyện: LÊ LAI CỨU CHÚA

Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy. Bấy giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương, thường bị quân Minh đánh bại. Cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi:
– Nay thế trận hiểm nguy, có ai dám bắt chước Kỷ Tín đời Hán, thân khoác hoàng bào mà chết thay ta không?Các tướng đều ngồi yên không ai dám thưa. Lê Lai đứng dậy nói:
– Thần nay nguyện được tử trận thay cho chúa công. Ví như sau này giành được giang sơn thì xin nghĩ đến công lao của thần, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ quốc ân, được vậy thần chết cũng nhắm mắt.

Lê Lợi rất thương cảm. Lê Lai nói:
– Tình hình nguy khổn, nếu ngồi khư khư, quân thần chung mạng, bao công sức đây hãy còn gì. Nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?

Lê Lợi vái trời khấn rằng:
– Lê Lai có công đổi áo, nếu sau này khôi phục nghiệp xưa, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn.

Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu chiến. Quân Minh đổ ra đánh. Lê Lai thúc ngựa xông thẳng vào giữa trận hô to:
– Ta là chúa Lam Sơn đây!

Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt.Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4.

Lê Lợi nhân lúc việc vây hãm của địch lơi lỏng, cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Cảm động lòng trung nghĩa của ông, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông, mang về an táng ở Lam Sơn.

Bài học rút ra

Lòng trung thành tuyệt đối:

  • Sự tận tụy với sự nghiệp chung: Lê Lai đã sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ sự nghiệp của vua Lê Lợi và đất nước.

  • Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân: Hành động của ông cho thấy tinh thần sẵn sàng hi sinh vì mục tiêu lớn lao hơn.

  • Lê Lai không chỉ là một tướng quân tài ba mà còn là hình mẫu về sự trung thành, dám đứng lên thay chúa khi cần thiết.

Sự dũng cảm và quyết đoán:

  • Không ngại hiểm nguy: Lê Lai đã không ngần ngại đối mặt với quân địch đông đảo và nguy hiểm để bảo vệ vua.

  • Quyết tâm thực hiện nhiệm vụ: Dù biết rõ hậu quả, ông vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình.

  • Một nhà lãnh đạo cần phải biết đưa ra các quyết định quan trọng và đôi khi, phải chấp nhận những giải pháp táo bạo để đạt được mục tiêu lớn hơn.

Tinh thần trách nhiệm cao:

  • Cảm nhận rõ trách nhiệm với đất nước: Lê Lai hiểu rõ vai trò của mình trong cuộc kháng chiến và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm.

  • Tâm niệm vì dân vì nước: Ông đã đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu.

Tình nghĩa quân thần:

  • Sự tin tưởng tuyệt đối: Lê Lợi đã đặt trọn niềm tin vào sự trung thành của Lê Lai.

  • Lòng biết ơn sâu sắc: Lê Lợi đã luôn ghi nhớ công ơn của Lê Lai và tỏ lòng thành kính đối với người đã hy sinh vì mình.

Giá trị của sự hy sinh:

  • Sự hy sinh tạo nên lịch sử: Sự hy sinh của Lê Lai đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh.

  • Gương sáng cho hậu thế: Hành động của ông trở thành tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo.

  • Lê Lai đã thể hiện một tinh thần hy sinh cao cả khi sẵn sàng đổi mạng sống của mình để cứu chúa Lê Lợi, giúp bảo toàn sự nghiệp kháng chiến.

Đố vui qua truyện Lê Lai cứu chúa


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bích câu kỳ ngộ - Truyện cổ tích

    Vào đời Hồng Đức, có một người học trò nghèo, sớm mồ côi cha mẹ, trọ học ở phường Bích Câu, phía Nam thành Thăng Long. Chàng rất hay chữ, tuy chưa đỗ đạt gì nhưng người ta vẫn gọi là Tú Uyên.

  • Thánh Gióng - Truyện cổ tích

    Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở một làng nọ có hai vợ chồng ông lão rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức hay giúp đỡ mọi người. Hai ông bà tuổi đã cao mà vẫn không có lấy một mụn con.

  • Nàng Xuân Hương - Truyện cổ tích

    Ngày xưa ở tỉnh Bắc có nàng con gái trong trắng như hoa thủy tiên nên có tên là Xuân Hương. Cha nàng là một ông đồ nhà nghèo, đã mất từ lâu. Nàng ở với mẹ, hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Vào thời ấy, các cô gái con nhà gia thế thường được bố mẹ cho đi học. Xuân Hương lúc nhỏ có được bố dạy cho chữ nghĩa, nên cô cũng biết võ vẽ. Năm mười lăm tuổi, nàng xin phép mẹ đến học ở trường một cụ đồ già trong làng.

  • Sự tích bánh chưng bánh giầy - Truyện cổ tích

    Ngày xưa ở nước ta, trong số các con của vua Hùng Vương thứ 6, có người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu). Tiết Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ, chăm chỉ hiền lành, ưa nghề trồng trọt. Chàng đem vợ con về quê vỡ nương, cuốc bãi, cùng với bà con nông dân đổ mồ hôi làm ăn sinh sống.

  • Mị Châu - Trọng Thủy - Truyện cổ tích

    Vua Thục đánh chiếm Văn Lang, hợp nhất hai nước, đặt tên là Âu Lạc, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô, xây thành ở Phong Khê. Nhưng thành ở Phong Khê vừa xây xong thì lại đổ xuống. Xây ba lần, đổ ba lần.

>> Xem thêm