Khỉ ho cò gáy.


Thành ngữ chỉ những nơi rất hoang vu, vắng vẻ, có điều kiện sống khắc nghiệt nên ít người ở hay qua lại.

Giải thích thêm
  • Khỉ: loài linh trưởng cỡ nhỏ, leo trèo giỏi, thường sống ở nơi rừng sâu hoang vu.

  • Ho: bật mạnh hơi từ trong phổi, phát ra thành tiếng. Trong thành ngữ này, “khỉ ho” ý chỉ việc con người rất hiếm khi nghe được tiếng con khỉ ho do địa bàn sinh sống của chúng rất vắng vẻ, xa lạ với con người.

  • Cò: loài chim chân cao, cổ dài, mỏ nhọn, thường sống thành bầy ở vũng nước.

  • Gáy: phát ra những chuỗi âm thanh cao thấp, liên tiếp, thường được dùng để chỉ tiếng của gà, chim bồ câu, chim cu gáy, không dùng để miêu tả tiếng của con cò.

  • Thành ngữ sử dụng cách nói hiệp vần và hiệp âm “khỉ ho” và “cò gáy”. Cụm từ “cò gáy” mặc dù không có nghĩa nhưng khi kết hợp với cụm từ “khỉ ho” thì cả hai cụm từ vẫn thể hiện sự vắng vẻ, hiu quạnh.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Do nằm ở vùng khỉ ho cò gáy, ngôi trường này gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực giáo dục cho học sinh.

  • Tôi cũng không hiểu vì sao anh ta lắm tiền thế, lại về cái vùng đất khỉ ho cò gáy đó để sinh sống.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa: 

  • Thâm sơn cùng cốc.

  • Sơn cùng thủy tận.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm