Vật lí 10, giải lí 10 cánh diều Chủ đề 1. Mô tả chuyển động

Bài 1. Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc trang 15, 16, 17, 18, 19, 20 Vật Lí 10 Cánh diều


Ở hình 1.2, kim của đồng hồ tốc độ trên ô tô chỉ vào con số ứng với vạch giữa 80. Một vận động viên đã chạy 10 000 m trong thòi gian là 36 phút 23 giây 44. Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn. Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B; rồi lại trở vdề vị trí xuất phát ở tỉnh A. Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t1 , ô tô ở cách vị trí xuất phát. Vận tốc của một vật là không đổi nếu nó chuyển động với tốc độ không đổi theo một. Phát

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 16 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Ở hình 1.2, kim của đồng hồ tốc độ trên ô tô chỉ vào con số ứng với vạch giữa 80 và 100; kim này đang chỉ tốc độ trung bình hay tốc độ tức thời của ô tô?

 


Phương pháp giải:

+ Tốc độ trung bình là tốc độ được tính bằng quãng đường vật di chuyển chia cho thời gian vật đi hết quãng đường đó.

+ Tốc độ tức thời là tốc độ tính trong một thời gian rất ngắn.

Lời giải chi tiết:

Khi nhìn vào đồng hồ tốc độ trên ô tô, ta không biết tốc độ trung bình của ô tô, mà chỉ biết tốc độ của ô tô đúng lúc ta nhìn vào đồng hồ đó là tốc độ tức thời của ô tô.

Câu hỏi tr 16 CH 2

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Một vận động viên đã chạy 10 000 m trong thòi gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo đơn vị là m/s.

Phương pháp giải:

Biểu thức tính tốc độ trung bình: \({v_{tb}} = \frac{s}{t}\)

Trong đó:

+ s: quãng đường vật đi được (m)

+ t: thời gian vật đi được trong quãng đường s (s)

Lời giải chi tiết:

Theo bài ta có:

s = 10 000 m

t = 36 phút 23 giây 44 = 36.60 + 23,44 = 2183,44 s

Tốc độ trung bình của vận động viên là:

\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{10000}}{{2183,44}} \approx 4,58(m/s)\) 

Câu hỏi tr 16 CH 3

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?

 

Phương pháp giải:

+ Quãng đường là độ dài vật đi được

+ Độ dịch chuyển là khoảng cách được tính từ vị trí đầu đến vị trí cuối của vật

Lời giải chi tiết:

Quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động

Câu hỏi tr 17 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B; rồi lại trở vdề vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Độ dịch chuyển là khoảng cách từ vị trí đầu đến vị trí cuối

Lời giải chi tiết:

Vị trí đầu của ô tô: ở tỉnh A

Vị trí cuối của ô tô: ở tỉnh A

=> Độ dịch chuyển của ô tô bằng 0. 

Câu hỏi tr 17 CH 2

Luyện tập

Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t, ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm t, ô tô cách vị trí xuất phát 12 km. Từ t đến t, độ dịch chuyển của ô tô đã thay đổi một đoạn bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Độ dịch chuyển là khoảng cách từ vị trí đầu đến vị trí cuối

Lời giải chi tiết:

 

Độ dịch chuyển của ô tô là: 12 – 5 = 7 (km)

Câu hỏi tr 18 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Vận tốc của một vật là không đổi nếu nó chuyển động với tốc độ không đổi theo một hướng xác định. Tại sao nếu vật di chuyển theo đường cong thì vận tốc của vật thay đổi

Phương pháp giải:

Vận tốc của vật là tốc độ thay đổi độ dịch chuyển

Lời giải chi tiết:

Vật di chuyển theo đường cong thì hướng không xác định nên vận tốc của vật thay đổi.

Câu hỏi tr 18 CH 2

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

Phát biểu nào sau đây nói về vận tốc, quãng đường, độ dịch chuyển?

a) Con tàu đã đi 200 km về phía đông nam.

b) Một xe ô tô đã đi 200 km từ Hà Nội đến Nam Định.

c) Một thùng hàng được kéo thẳng đứng lên trên với mỗi 2 m trong một giây.

Phương pháp giải:

+ Vận tốc của vật là tốc độ thay đổi độ dịch chuyển

+ Quãng đường là độ dài vật đi được

+ Độ dịch chuyển là khoảng cách từ vị trí đầu đến vị trí cuối của vật

Lời giải chi tiết:

a) Con tàu đã đi 200 km về phía đông nam đang nói về quãng đường

b) Vị trí đầu là Hà Nội, vị trí cuối là Nam Định, khoảng cách từ Hà Nội đến Nam Định là 200 km, câu này đang nói đến độ dịch chuyển.

c) Vận tốc được xác định bằng thương số độ dịch chuyển và thời gian

Độ dịch chuyển của vật là 2 m và thời gian là 1 giây nên câu này đang nói về vận tốc.

Câu hỏi tr 19

Trên hình 1.4, quãng đường xe đi qua cổng quang điện được xác định như thế nào?

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình

Lời giải chi tiết:

Trên hình 1.4, ta thấy rằng khi tấm chắn sáng bắt đầu chắn chùm tia sáng ở cổng quang điện thì đồng hồ bắt đầu đo thời gian. Ngay khi tấm chắn sáng này không chắn chùm tia sáng nữa thì đồng hồ ngừng đo. Thời gian hiện trên đồng hồ là thời gian xe đi hết quãng đường bằng chiều rộng của tấm chắn sáng. Vì vậy ta chỉ cần đo chiều rộng của tấm chắn sáng thì sẽ xác định được quãng đường xe đi qua cổng điện.

Câu hỏi tr 20 CH 1

Quan sát, trả lời câu hỏi và thảo luận

So sánh các phương pháp đo tốc độ được trình bày ở trên, rút ra một số ưu điểm và nhược điểm của chúng.

 

 Lời giải chi tiết:

Phương pháp đo tốc độ của:

+ Bộ đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số: Đo chiều rộng của tấm chắn sáng, sau đó cho xe chuyển động, thời gian hiện lên ở đồng hồ, từ đó xác định được tốc độ của xe

+ Bộ đo tốc độ dùng xe kĩ thuật số: Khởi động xe và cho xe chạy, trong bộ đo này, trên xe có gắn bộ đo mã hóa để đo độ dịch chuyển của xe thông qua tốc độ quay của trục bánh xe trong những khoảng thời gian bằng nhau, thời gian đã định trước, từ đó ta sẽ tính được tốc độ của xe.

Ưu điểm và nhược điểm của hai bộ đo tốc độ

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Dùng cổng quang điện và thời gian hiện số

Dễ sử dụng, thời gian đo chính xác

Đo quãng đường thủ công dẫn đến sai số

Dùng xe kĩ thuật số

Quãng đường và thời gian đo chính xác, ít sai số

Khó sử dụng hơn

2. Luyện tập

Kết quả đo thời gian tấm chắn sáng (rộng 10 mm) đi qua cổng quang điện được cho ở bảng 1.2

 

Từ số liệu ở bảng 1.2, tính thời gian trung bình và sai số tuyệt đối trung bình của phép đo

 Phương pháp giải:

Biểu thức tính thời gian trung bình:

\(\overline t  = \frac{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}{n}\)

Cách tính sai số tuyệt đối trung bình

\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right|\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right|\\\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2}\end{array}\)

Lời giải chi tiết:

Thời gian trung bình của phép đo là:

\(\overline t  = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{0,101 + 0,098 + 0,102}}{3} \approx 0,100(s)\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo là:

\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right| = \left| {0,098 - 0,101} \right| = 0,003\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right| = \left| {0,102 - 0,098} \right| = 0,004\\\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2} = \frac{{0,003 + 0,004}}{2} \approx 0,004(s)\end{array}\)

3. Vận dụng

Bạn hãy thiết lập phương án để đo được tốc độ của xe chuyển động trên máng đỡ bằng các dụng cụ sau đây: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu; giá đỡ

 Lời giải chi tiết:

Dụng cụ: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu; giá đỡ

Tiến hành:

Lắp các dụng cụ như trên hình 1.5

 

+ Đặt giá đỡ nghiêng so với phương ngang để xe có thể chuyển động được trên giá đỡ

+ Cho xe chuyển động từ đỉnh của giá đỡ xuống, bộ xử lí số liệu gắn trên xe sẽ cung cấp số liệu để tính, đo ít nhất 3 lần

Phương pháp giải:

Quan sát và thảo luận

Lời giải chi tiết:

Phương pháp đo tốc độ của:

+ Bộ đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số: Đo chiều rộng của tấm chắn sáng, sau đó cho xe chuyển động, thời gian hiện lên ở đồng hồ, từ đó xác định được tốc độ của xe

+ Bộ đo tốc độ dùng xe kĩ thuật số: Khởi động xe và cho xe chạy, trong bộ đo này, trên xe có gắn bộ đo mã hóa để đo độ dịch chuyển của xe thông qua tốc độ quay của trục bánh xe trong những khoảng thời gian bằng nhau, thời gian đã định trước, từ đó ta sẽ tính được tốc độ của xe.

Ưu điểm và nhược điểm của hai bộ đo tốc độ

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Dùng cổng quang điện và thời gian hiện số

Dễ sử dụng, thời gian đo chính xác

Đo quãng đường thủ công dẫn đến sai số

Dùng xe kĩ thuật số

Quãng đường và thời gian đo chính xác, ít sai số

Khó sử dụng hơn

 

Câu hỏi tr 20 CH 2

Luyện tập

Kết quả đo thời gian tấm chắn sáng (rộng 10 mm) đi qua cổng quang điện được cho ở bảng 1.2

 

Từ số liệu ở bảng 1.2, tính thời gian trung bình và sai số tuyệt đối trung bình của phép đo

Phương pháp giải:

Biểu thức tính thời gian trung bình:

\(\overline t  = \frac{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}{n}\)

Cách tính sai số tuyệt đối trung bình

\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right|\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right|\\\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2}\end{array}\)

Lời giải chi tiết:

Thời gian trung bình của phép đo là:

\(\overline t  = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{0,101 + 0,098 + 0,102}}{3} \approx 0,100(s)\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo là:

\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right| = \left| {0,098 - 0,101} \right| = 0,003\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right| = \left| {0,102 - 0,098} \right| = 0,004\\\overline {\Delta t}  = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2} = \frac{{0,003 + 0,004}}{2} \approx 0,004(s)\end{array}\)

Câu hỏi tr 20 CH 3

Vận dụng

Bạn hãy thiết lập phương án để đo được tốc độ của xe chuyển động trên máng đỡ bằng các dụng cụ sau đây: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu; giá đỡ

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu; giá đỡ

Tiến hành:

Lắp các dụng cụ như trên hình 1.5

 

+ Đặt giá đỡ nghiêng so với phương ngang để xe có thể chuyển động được trên giá đỡ

+ Cho xe chuyển động từ đỉnh của giá đỡ xuống, bộ xử lí số liệu gắn trên xe sẽ cung cấp số liệu để tính, đo ít nhất 3 lần


Bình chọn:
3.9 trên 8 phiếu
  • Bài 2. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 Vật Lí 10 Cánh diều

    Nêu đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi. Từ độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng trên hình 2.3. Một xe đua chuyển động thẳng trong quá trình thử tốc độ. Tính độ dịch chuyển và quãng đường từ nhà bạn đến trường. Một người điều khiển thiết bị bay cá nhân bay theo hướng từ A đến B.

  • Bài tập chủ đề 1 trang 27 Vật Lí 10 Cánh diều

    Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km. Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất. Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô đi về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h. Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên.

  • Bài 3. Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian trang 28, 29, 30, 31, 32 Vật Lí 10 Cánh diều

    Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô. Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Một người lái ô tô đang đi với tốc độ ổn định trên đường cao tốc, chợt nhìn thấy tín. Từ độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng. Bảng 1.2 liệt kê một số giá trị vậ tốc của người đi xe máy trong quá trình tốc độ dọc.

  • Bài 4. Chuyển động biến đổi trang 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 Vật Lí 10 Cánh diều

    Một chiếc ô tô có gia tốc trong khoảng cách dừng lại. Tại hiện trường vụ tai nạn trên một con đường, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m. Đề xuất phương án và đo gia tốc rơi tự do với bộ dụng cụ. Quãng đường rơi theo phương thẳng đứng và chuyển động theo phương nằm ngang của quả.

  • Bài tập chủ đề 1_2 trang 42 Vật Lí 10 Cánh diều

    Trước khi vào đường cao tốc, người ta làm một đoạn đường nhập làn để ô tô có thể tăng tốc. Giả sử rằng một ô tô bắt đầu vào một đoạn đường nhập làn với tốc độ 36 km/h. Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h. Hình 1 biểu diễn đồ thị vận tốc – thời gian của một quả bóng thả rơi chạm đất rồi nảy lên theo phương thẳng đứng.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 10 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí