Hoạt động 2. Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã trang 56, 57, 58 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2>
Chỉ ra những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 56 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
Chỉ ra những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
Phương pháp giải:
- Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã;
- Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã;
- Tạo dựng môi trường sống cho động vật hoang dã;
- Thành lập các trung tâm giải cứu, bảo tồn động vật hoang dã;
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài động vật, thực vật;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã
-...
Lời giải chi tiết:
- Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã;
- Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã,
- Tạo dựng môi trường sống cho động vật hoang dã;
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài động vật, thực vật,
- Thành lập các trung tâm giải cứu, bảo tồn động vật hoang dã;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã;
- Thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về quản lý và bảo tồn động vật hoang dã.
- Tham gia các hoạt động gây quỹ và quyên góp cho các tổ chức bảo tồn.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 57 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
Xác định những tác động của hành vi, việc làm tới việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
Phương pháp giải:
Hành vi, việc làm của cá nhân và tổ chức |
Tác động tích cực |
Tác động tiêu cực |
Hỗ trợ, bảo vệ động vật hoang dã trong mùa sinh sản |
- Duy trì và phát triển số lượng cá thể trong loài; -... |
|
Trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng. |
- Bảo tồn sinh cảnh, tạo môi trường sống cho các loài động vật, bảo tồn và phát triển số lượng động vật hoang dã, -... |
|
Săn bắt, giết hại động vật hoang dã. |
|
- Nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã; -... |
Phản đối việc buôn bán trái phép, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã. |
- Số lượng động vật hoang dã bị giết hại và nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã đã giảm -... |
|
Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. |
|
- Làm mất nơi cư trú của động vật hoang dã, -... |
... |
... |
... |
Lời giải chi tiết:
Hành vi, việc làm của cá nhân và tổ chức |
Tác động tích cực |
Tác động tiêu cực |
Hỗ trợ, bảo vệ động vật hoang dã trong mùa sinh sản. |
- Duy trì và phát triển số lượng cá thể trong loài; - Tăng cường sự đa dạng sinh học - Duy trì sự cân bằng tự nhiên |
|
Trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng. |
- Bảo tồn sinh cảnh, tạo môi trường sống cho các loài động vật, bảo tồn và phát triển số lượng động vật hoang dã; - Cải thiện chất lượng không khí - Hạn chế biến đổi khí hậu |
|
Săn bắt, giết hại động vật hoang dã. |
|
- Nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã; - Phá vỡ cân bằng sinh thái |
Phản đối việc buôn bán trái phép, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã |
- Số lương động vật hoang dã bị giết hại và nhu cầu sử dụng sản phầm từ động vật hoang dã đã giảm - Bảo vệ được động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng. |
|
Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy. |
|
- Làm mất nơi cư trú của động vật hoang dã; - Mất cân bằng sinh thái |
CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 57, 58 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
Phân tích những tác động của hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức tới việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã trong các tình huống.
- Tình huống 1: Anh V là sinh viên của trường Y và đang làm cộng tác viên cho một tổ chức về động vật hoang dã tại địa phương. Tổ chức này đang thực hiện các công việc như: Cứu hộ và phục hồi động vật hoang dã, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã. Anh V được giao nhiệm vụ chăm sóc, theo dõi và phục hồi các tập tính hoang dã của một cá thể khỉ trước khi tải thả về môi trường tự nhiên.
- Tình huống 2: Đ cùng các bạn trong lớp đến tham quan Vườn quốc gia P, nơi đây có nhiều hang động phong phú, kì vĩ. Trong các hang động có nhiều thạch nhũ với những hình dáng đẹp, bắt mắt nên thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, Đ thấy một số du khách đã bẻ, leo trèo và ngồi lên thạch nhũ để chụp hình.
Phương pháp giải:
HS căn cứ vào những kiến thức về bảo vệ động vật hoang dã đã được trình bày để phân tích những tác động của hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức tới việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã trong các tình huống.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1
+ Các hành vi của tổ chức và Anh V như cứu hộ, phục hồi động vật hoang dã và giáo dục nhận thức về bảo tồn động vật hoang dã đều có tác động tích cực đến việc bảo tồn thế giới tự nhiên.
+ Việc chăm sóc, theo dõi và phục hồi các tập tính hoang dã của cá thể khỉ cũng góp phần vào sự đa dạng sinh học và bảo tồn loài.
- Tình huống 2
+ Hành vi của một số du khách bẻ, leo trèo và ngồi lên thạch nhũ để chụp hình tác động tiêu cực đến việc bảo tồn thế giới tự nhiên.
+ Việc này có thể gây hại cho môi trường tự nhiên, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của hang động và ảnh hưởng đến sinh thái của các loài trong khu vực.
CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 58 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
Đánh giá những hành vi, việc làm của em hoặc người thân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
Phương pháp giải:
HS liên hệ bản thân để thực hiện bài tập. HS đánh giá những hành vi, việc làm của mình hoặc người thân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
Lời giải chi tiết:
- Một số hành vi và việc làm của em và người thân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã bao gồm:
+ Tăng cường việc sử dụng các sản phẩm tái chế và hạn chế sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm, như túi nhựa, chai nhựa.
+ Tham gia các hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường, thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.
+ Giáo dục những người xung quanh về tầm quan trọng của việc bảo tồn môi trường và động vật hoang dã thông qua việc chia sẻ kiến thức và tham gia vào các cuộc trò chuyện, hoạt động giáo dục cộng đồng.
+ Hỗ trợ các tổ chức và cộng đồng trong việc bảo tồn động vật hoang dã bằng cách quyên góp, tình nguyện làm việc, hoặc chia sẻ thông tin.
- Những hành vi trên đều có tính tích cực trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã bằng cách giảm ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên, và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường.
CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 58 SGK HĐTN 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
Đề xuất và tham gia thực hiện một số việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã ở địa phương em.
Phương pháp giải:
HS căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để đề xuất và tham gia thực hiện một số việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
Lời giải chi tiết:
Đề xuất và thực hiện các hoạt động như:
- Tham gia vào các chiến dịch làm sạch môi trường, trồng cây xanh,
- Hỗ trợ các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn môi trường,
- Tham gia vào các chương trình tái chế và giảm thiểu lượng rác thải.
- Hoạt động 3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật trang 58, 59 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 4. Tuyên truyền đến người thân, cộng đồng các biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật trang 59, 60 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 5. Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương trang 61, 62 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 6. Đề xuất và thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trang 62, 63 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 7. Thực hiện tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trang 63, 64 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hoạt động 8. Đánh giá kết quả trải nghiệm trang 86 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 7. Sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, tham gia và hoà nhập với lực lượng lao động xã hội trang 85, 86 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 6. Rèn luyện một số phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết trang 83, 84, 85 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 5. Chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc trong tương lai trang 82, 83 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 4. Quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề hoặc lựa chọn ngành học, trường học trang 81, 82 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 8. Đánh giá kết quả trải nghiệm trang 86 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 7. Sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, tham gia và hoà nhập với lực lượng lao động xã hội trang 85, 86 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 6. Rèn luyện một số phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết trang 83, 84, 85 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 5. Chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc trong tương lai trang 82, 83 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2
- Hoạt động 4. Quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề hoặc lựa chọn ngành học, trường học trang 81, 82 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 2