Bài 46. Khái niệm về tiến hoá và các hình thức chọn lọc trang 128, 129 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Tiến hóa là gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
46.1
Tiến hóa là gì?
A. Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi đặc tính sinh lí của cơ thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
B. Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi đặc tính sinh hóa của cơ thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
D. Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi đặc tính di truyền và môi trường sống của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
D. Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm tiến hóa.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Tiến hóa sinh học là quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
46.2
Loài ngựa hiện đại ngày nay được tiến hóa từ một dạng tổ tiên trong khoảng thời gian
A. 25 triệu năm.
B. 55 triệu năm.
C. 35 triệu năm.
D. 45 triệu năm.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình tiến hóa của ngựa hiện đại
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Loài ngựa hiện đại ngày nay được tiến hóa từ một dạng tổ tiên trong khoảng thời gian 55 triệu năm. Quá trình tiến hóa diễn ra bao gồm sự biến đổi về nhiều đặc điểm trên cơ thể, nhờ đó ngựa hiện đại có khả năng chạy nhanh và tránh được sự săn đuổi của kẻ thù.
46.3
Đối tượng tác động của chọn lọc nhân tạo là
A. các loài sinh vật sinh sản hữu tính trong tự nhiên.
B. các giống vật nuôi và cây trồng.
C. các loài sinh vật sinh sản vô tính trong tự nhiên.
D. các giống cây trồng được tạo ra nhờ nhân giống vô tính.
Phương pháp giải:
Dựa vào đối tượng của chọn lọc nhân tạo
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Đối tượng tác động của chọn lọc nhân tạo là các giống vật nuôi và cây trồng nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mĩ của con người.
46.4
Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than, tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển mạnh. Đây là ví dụ về kết quả của quá trình
A. chọn lọc tự nhiên.
B. chọn lọc nhân tạo.
C. đột biến nhiễm sắc thể.
D. thường biến.
Phương pháp giải:
Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu rừng bị ô nhiễm bụi than, tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển mạnh.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Trong ví dụ trên có sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang các đặc điểm khác nhau (bướm trắng, bướm đen) trong quần thể, dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật, đảm bảo sự thích nghi của sinh vật trong điều kiện môi trường. Như vậy, đây là ví dụ về chọn lọc tự nhiên.
46.5
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
(3) Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình xen kẽ là đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật.
(4) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót của những dạng thích nghi nhất.
(5) Chọn lọc tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự tích luỹ các biến dị, xác định chiều hướng tiến hóa, hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Các phát biểu đúng là: (1), (2), (5).
(3) Sai. Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật.
(4) Sai. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót và sinh sản của những dạng thích nghi nhất.
46.6
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chọn lọc nhân tạo?
(1) Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động làm biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ.
(2) Chọn lọc nhân tạo có thể thực hiện bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những đặc tính mong muốn.
(3) Chọn lọc nhân tạo đã tạo ra sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu.
(4) Chọn lọc nhân tạo là quá trình biến đổi một cách ngẫu nhiên của các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chùa chọn lọc nhân tạo
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3).
(4) Sai. Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động làm biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những đặc điểm.
46.7
Phân biệt chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
Lời giải chi tiết:
Chọn lọc nhân tạo |
Chọn lọc tự nhiên |
|
Đối tượng |
Các giống cây trồng, vật nuôi. |
Các loài sinh vật trong tự nhiên. |
Động lực |
Do nhu cầu thị hiếu ngày càng phức tạp của con người. |
Do đấu tranh sinh tồn. |
Mục đích chọn lọc |
Tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị không có lợi cho nhu cầu của con người. |
Tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị không có lợi cho sinh vật. |
Kết quả |
Hình thành các giống vật nuôi và cây trồng thích nghi cao nhất với một nhu cầu xác định của con người. |
Phần hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường. |
Vai trò |
Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. |
Là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. |
46.8
Trong chọn lọc nhân tạo, con người đã đào thải các biến dị có hại và tích luỹ các biến dị có lợi bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết chọn lọc nhân tạo.
Lời giải chi tiết:
Trong chọn lọc nhân tạo, con người đã đào thải các biến dị có hại bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế sự sinh sản của những cá thể cây trồng, vật nuôi không phù hợp với mục đích chọn lọc. Ngược lại, con người đã tích luỹ các biến dị có lợi bằng cách ưu tiên cho sự sinh sản của các cá thể mang những biến dị phù hợp với mục đích chọn lọc.
46.9
Dựa vào sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên, hãy giải thích vì sao các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chỉ mang tính tương đối.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết quá trình chọn lọc tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chỉ mang tính tương đối vì: Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong điều kiện môi trường nhất định có ý nghĩa giúp cho sinh vật thích nghi được với hoàn cảnh đó. Khi điều kiện môi trường thay đổi, một đặc điểm có lợi có thể trở nên bất lợi và được thay thế bằng đặc điểm khác thích nghi hơn. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
46.10
Ở nhiều loài sinh vật, con đực phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: bộ lông sặc sỡ của công đực, tiếng kêu của ếch đực, sự phát sáng ở đom đóm đực,... Đây là những đặc điểm làm cho các loài ăn thịt dễ dàng phát hiện ra chúng và làm giảm khả năng sống sót. Tại sao chọn lọc tự nhiên lại không loại bỏ đi những đặc điểm này?
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết của chọn lọc tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Tuy những đặc điểm này làm cho chúng dễ bị kẻ thù phát hiện nhưng lại có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, quyết định sự tồn tại và phát triển liên tục của loài nên không bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
46.11
Giả sử một quần thể động vật có số lượng lớn cá thể đang sinh sống tại vùng A. Do động đất, vùng A đã bị chia cắt bởi một vực sâu thành hai vùng B và C, làm cho quần thể động vật ban đầu cũng bị chia cắt thành hai quần thể mới, một quần thể ở vùng B, quần thể còn lại ở vùng C. Biết số lượng cá thể của quần thể sau khi bị chia cắt đủ để quần thể tiếp tục tồn tại. Bằng những hiểu biết của mình về chọn lọc tự nhiên, em hãy dự đoán sau một thời gian, hai quần thể ở vùng B và C có đặc điểm di truyền như thế nào so với quần thể ban đầu. Giải thích.
Phương pháp giải:
So sánh cấu trúc di truyền của quần thể A và B, C.
Lời giải chi tiết:
Sau khi bị chia cắt thành hai quần thể ở vùng B và C, sự biến đổi về đặc điểm di truyền của các cá thể ở mỗi quần thể sẽ tuỳ thuộc vào sự tác động của chọn lọc tự nhiên:
- Nếu điều kiện môi trường ở nơi phân bố mới giống như ban đầu thì chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng → quần thể mới và quần thể ban đầu không có sự khác biệt về đặc điểm di truyền.
- Nếu điều kiện môi trường ở nơi phân bố mới có sự thay đổi, chọn lọc tự nhiên sẽ tác động giữ lại các biến dị thích nghi và đảo thải các biến dị kém thích nghi với điều kiện môi trường mới → sự di truyền và tích luỹ các biến dị qua nhiều thế hệ sẽ tạo nên những đặc điểm thích nghi mới → quần thể sẽ có những đặc điểm di truyền khác so với quần thể ban đầu.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo