Bài 35. Khái quát về di truyền học trang 96 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo>
Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là.
35.1
Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là
A. di truyền.
B. biến dị.
C. biến đổi.
D. di truyền và biến dị.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm sự di truyền
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là di truyền.
35.2
Một số đặc điểm của con cái không giống nhau và không giống bố mẹ của chúng được gọi là
A. biến dị.
B. biến đổi.
C. di truyền.
D. di truyền và biến dị.
Phương pháp giải:
Dựa vào các khái niệm di truyền học
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Một số đặc điểm của con cái không giống nhau và không giống bố mẹ của chúng được gọi là biến dị.
35.3
Đem các cây đậu hạt vàng trồng trong một khu vườn, ở đời con lại xuất hiện hạt màu vàng và màu xanh. Hãy xác định hiện tượng di truyền và biến dị trong ví dụ trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm di truyền và biến dị.
Lời giải chi tiết:
Cây bố mẹ có kiểu hình hạt vàng → Ở đời con có cây hạt vàng là hiện tượng di truyền từ bố mẹ, đời con xuất hiện cây hạt xanh là hiện tượng biến dị khác cả bố và mẹ.
35.4
Con người đã vận dụng hiện tượng di truyền và biến dị vào chọn lọc giống cây trồng, vật nuôi như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm di truyền và biến dị
Lời giải chi tiết:
Trong chọn lọc giống cây trồng, vật nuôi, con người đã dựa vào hiện tượng biến dị để lựa chọn những đặc điểm có lợi, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình. Để tạo ra các giống có nhiều đặc điểm được lựa chọn đó, con người đã dựa vào hiện tượng di truyền để nhân lên nhiều cá thể làm giống.
35.5
Nêu mối liên hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật.
Phương pháp giải:
Biến dị và di truyền là hai hiện tượng luôn tồn tại song song nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau.
Lời giải chi tiết:
Mối liên hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật: Di truyền và biến dị là hai hiện tượng xảy ra ở sinh vật, tồn tại song song với nhau, ở bất kì sinh vật nào cũng đều có thể xảy ra hiện tượng di truyền và biến dị. Nếu chỉ có di truyền mà không có biến dị thì thế giới tự nhiên sẽ khó phân biệt các cá thể, sinh vật khó thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Nếu chỉ có biến dị mà không có di truyền thì các đặc điểm biến đổi không được truyền lại cho thế hệ sau, dẫn đến các sinh vật khó thích nghi với môi trường sống thay đổi. Do đó, biến dị và di truyền là hai hiện tượng luôn tồn tại song song nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau.
35.6
Hãy tự nêu nhận xét về một số đặc điểm của bản thân em (da, tóc, mắt, mũi). Đặc điểm nào được di truyền từ bố, đặc điểm nào được di truyền từ mẹ, đặc điểm nào khác cả bố và mẹ, đặc điểm nào giống và khác với các anh/chị/em trong gia đình bằng cách hoàn thành bảng sau:
Trong đó: (+): giống; (-): khác.
Phương pháp giải:
Quan sát ở gia đình em và hoàn thành bảng trên.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Đặc điểm của bản thân |
Giống bố |
Giống mẹ |
Giống anh/chị |
Giống em |
Không giống ai |
Da trắng |
- |
+ |
- |
+ |
- |
Tóc thẳng |
+ |
+ |
+ |
+ |
- |
Mũi thẳng |
+ |
- |
- |
- |
- |
Mắt hai mí |
+ |
+ |
+ |
- |
- |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
35.7
Bạn A nói rằng bạn ấy được thừa hưởng màu da trắng từ bố. Vậy có phải bố của bạn A đã truyền lại cho bạn ấy màu da trắng hay không? Hãy giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm di truyền và biến dị
Lời giải chi tiết:
Bố mẹ không truyền cho con cái các tính trạng có sẵn mà truyền cho con gene quy định tính trạng → Thực chất bố bạn A không truyền cho bạn ấy màu da trắng mà truyền gene quy định màu da trắng.
35.8
Hãy lấy ba ví dụ về hiện tượng di truyền và ba ví dụ về hiện tượng biến dị ở người.
Phương pháp giải:
Học sinh tự lấy ví dụ
Lời giải chi tiết:
- Ba ví dụ về hiện tượng di truyền: bố mẹ tóc xoăn sinh con tóc xoăn; bố mẹ da trắng sinh con da trắng; đem hạt giống hoa hồng đỏ trồng thu được toàn bộ hoa hồng đỏ.
- Ba ví dụ về hiện tượng biến dị: bố mẹ mắt nâu sinh con mắt xanh; mèo mẹ lông tam thể sinh mèo con lông đen; gieo hạt đậu hà lan màu vàng thu được đời con cây có cây có hạt xanh.
35.9
Hãy giải thích vì sao ở các sinh vật sinh sản vô tính, các cá thể con là những bản sao y hệt mẹ của chúng.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm di truyền.
Lời giải chi tiết:
Chỉ có các sinh vật sinh sản vô tính mới có thể sản sinh ra các cá thể con cái là những bản sao y hệt mẹ của chúng vì trong sinh sản vô tính, chỉ có mẹ là cá thể duy nhất truyền gene cho các cá thể con. Ví dụ: Thủy tức mọc chồi rồi hình thành nên cơ thể mới từ chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, đây là bản sao y hệt thủỷ tức mẹ.
35.10
Chứng minh gene là trung tâm của di truyền học.
Phương pháp giải:
Dựa vào chức năng ủa gene
Lời giải chi tiết:
Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. Trong khí đó, trong quá trình di truyền, gene có khả năng truyền lại các đặc điểm của bố mẹ cho con cái, đồng thời gene cũng có thể tạo các biến dị, các biến dị này có thể di truyền cho thế hệ sau thông qua di truyền các gene. Do đó, gene được xem là trung tâm của di truyền học.
- Bài 36. Các quy luật di truyền của Mendel trang 97, 98, 99 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 37. Nucleic acid và ứng dụng trang 100 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 38. Đột biến gene trang 101, 102 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 39. Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã trang 103, 104, 105 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 40. Từ gene đến tính trạng trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 34. Nguồn Carbon. Chu trình Carbon và sự ấm lên toàn cầu trang 94, 95 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch trang 92, 93 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 31. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
- Bài 30. Polymer trang 85, 86, 87 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo