Bài 42. Quần thể sinh vật trang 102, 103, 104 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức >
Quần thể sinh vật là
42.1
Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
Phương pháp giải:
Khái niệm quần thể sinh vật
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
42.2
Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện được một quần thể sinh vật?
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh
Lời giải chi tiết:
A.Tổ ong; C. Rừng thông
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
42.3
Hai quần thể chuột (A và B) sống ở hai ruộng lúa có diện tích khác nhau (Hình 42.1). Hãy so sánh một số đặc trưng giữa quần thể A và B bằng cách xác định dấu “<" hoặc ">“thay cho các chữ số (1), (2), (3) trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Quan sát bảng và không gian phân bố
Lời giải chi tiết:
42.4
Hãy xác định tỉ lệ giới tính ở quần thể người (1 658 nam, 1 618 nữ) và quần thể hươu (71 cá thể đực, 194 cá thể cái). Từ đó, nhận xét về tỉ lệ giới tính ở hai quần thể này.
Phương pháp giải:
Xác định tỉ lệ giới tính
Lời giải chi tiết:
Tỉ lệ giới tính ở quần thể người là:
16581618=50,6:49,4
Tỉ lệ giới tính ở quần thể người là:
71:194=26,7:73,3
Tỉ lệ giới tính ở hai quần thể này khá khác nhau, với sự biến động lớn hơn trong quần thể hươu so với quần thể người.
42.5
Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1.
Phương pháp giải:
Lý thuyết các kiểu phân bố của quần thể
Lời giải chi tiết:
Bảng 42.1. Sơ đồ các kiểu phân bố cá thể trong quần thể
42.6
Căn cứ vào các số liệu trong Bảng 42.2, hãy xác định tên các kiều hình tháp tuổi của ba quần thể côn trùng. Vẽ sơ đồ cấu trúc thành phần nhóm tuổi của các quần thể đó.
Bảng 42.2. Số lượng cá thể trong các nhóm tuổi của ba quần thể côn trùng
Phương pháp giải:
So sánh số lượng cá thể ở các nhóm tuổi
Lời giải chi tiết:
A: Hình tháp ổn định; B: Hình tháp phát triển; C: Hình tháp suy thoái.
42.7
Tìm thông tin từ các nguồn khác nhau (báo cáo khoa học, sách, báo, internet,..), nêu tên một số loài có động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta. Các loài này đang được bảo tồn theo hình thức nào?
Phương pháp giải:
Tìm thông tin từ các nguồn khác nhau (báo cáo khoa học, sách, báo, internet,..)
Lời giải chi tiết:
Động vật có nguy cơ tuyệt chủng:
- Bò tót
- Voi
- Hổ
- Sao la
- Tê giác
….
Thực vật có nguy cơ tuyệt chủng:
- Thông lá dẹt
- Thông năm lá
- Đình tùng
- Thông đỏ
…….
Các loài này đang được bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam như Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Yok Don, …
- Bài 43. Quần xã sinh vật trang 104, 105, 106 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức