Bài 22. Mạch điện đơn giản trang 59, 60 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai" để đánh giá các câu dưới đây khi nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện.
22.1
Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai" để đánh giá các câu dưới đây khi nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện.
STT |
Nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện |
Đánh giá |
|
1 |
Mạch điện bao gồm các bộ phận: nguồn điện, các vật tiêu thụ điện và các dây dẫn nối các vật tiêu thụ điện với hai cực nguồn điện. |
Đúng |
Sai |
2 |
Mạch điện kín chỉ bao gồm các dụng cụ tiêu thụ điện được nối lại với nhau bằng dây dẫn. |
Đúng |
Sai |
3 |
Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật hoặc là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước dược thu nhỏ. |
Đúng |
Sai |
4 |
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận trong mạch điện. |
Đúng |
Sai |
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về mạch điện và sơ đồ mạch điện
Lời giải chi tiết
STT |
Nói về mạch điện, sơ đồ mạch điện |
Đánh giá |
|
1 |
Mạch điện bao gồm các bộ phận: nguồn điện, các vật tiêu thụ điện và các dây dẫn nối các vật tiêu thụ điện với hai cực nguồn điện. |
Đúng |
|
2 |
Mạch điện kín chỉ bao gồm các dụng cụ tiêu thụ điện được nối lại với nhau bằng dây dẫn. |
|
Sai |
3 |
Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật hoặc là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước dược thu nhỏ. |
|
Sai |
4 |
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận trong mạch điện. |
Đúng |
|
22.2
Một mạch điện như thế nào được gọi là mạch kín
Phương pháp giải:
Vận dụng lí thuyết về mạch kín
Lời giải chi tiết
Một mạch điện gồm nguồn điện, các vật tiêu thụ năng lượng điện được nối với nhau bằng dây dẫn và nối với hai cực của nguồn điện.
22.3
Một mạch điện kín với dây dẫn bằng đồng. Hỏi:
a) Các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển theo chiều nào?
b) Chiều dòng điện trong mạch là chiều nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về chiều dòng điện trong mạch kín
Lời giải chi tiết
a) Các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
b) Chiều dòng điện trong mạch được quy ước là chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các dụng cụ điện sang cực âm của nguồn điện.
22.4
Hình 22.1 là sơ đồ mạch điện gồm bóng đèn nối với hai công tác chuyển mạch. Có thể vận dụng sơ đồ mạch điện này vào vị trí nào trong mạng điện gia đình?
Phương pháp giải:
Phân tích mạch điện và đưa ra vị trí lắp mạch phù hợp
Lời giải chi tiết
Hình 22.1 là sơ đồ của mạch điện cho phép ta bật, tắt đèn tại hai chỗ đặt công tắc ở xa nhau. Sơ dỗ này có thể vận dụng để bật, tắt dàn cầu thang.
– Khi xuống cầu thang, băm chuyển công tắc K1 (đưa công tắc từ vị trí a về vị trí c), đèn sáng;
âm chuyển công
– Đến vị trí chân cầu thang, chuyển công tắc K2 từ vị trí d về vị trí b, đèn tắt;
– Khi ở vị trí chân cầu thang, muốn đèn sáng thì chuyển công tắc K, từ vị trí b về vị trí d, đèn sáng;
– Khi lên khỏi cầu thang, muốn tắt đèn thì chuyển công tắc K, từ vị trí c sang vị trí a
22.5
Hình 22.2 mô tả một mạch điện. Mạch điện gồm những bộ phận nào? Chỉ ra dấu là nguồn điện, đâu là vật tiêu thụ năng lượng điện?
Phương pháp giải:
Quan sát và chỉ ra bộ phận của mạch điện
Lời giải chi tiết
Mạch điện gồm các bộ phận: nguồn điện, công tắc, bóng đèn, chuông điện và dây dẫn nối các vật tiêu thụ năng lượng điện và nối với hai cực nguồn điện. Acquy là nguồn điện; bóng đèn, chuông điện và cả dây dẫn là các vật tiêu thụ năng lượng điện.
22.6
Hình 22.3 mô tả các bộ phận của chiếc đèn pin ống. Các bộ phận trên đèn pin được đánh số 1, 2, 3 là những bộ phận gi? Hãy về sơ đồ mạch điện và chỉ ra các bộ phận của mạch điện này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về sơ đồ mạch điện
Lời giải chi tiết
Các bộ phận của đèn pin ống: 1 là nguồn điện, 2 là bóng đèn, 3 là công tắc đèn.
Sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn, công tắc, bóng đèn (Hình 22.1G).
Pin là nguồn điện; bóng đèn pin là vật tiêu thụ điện; công tắc đèn pin là công tắc trên sơ đồ; dây dẫn là vỏ đèn pin.
22.7
Chiều dòng điện trong mạch kín quy ước là
A. chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch.
D. chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ diện đến cực âm của nguồn điện.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về chiều dòng điện
Lời giải chi tiết
Chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây dẫn và các dụng cụ diện đến cực âm của nguồn điện
Đáp án D
22.8
Ở nhiều xe đạp, người ta lắp một nguồn điện (đinamô) để thắp sáng bóng đèn. Quan sát kĩ ta chỉ thấy có một dây dẫn nối từ đinamô tới bóng đèn. Tại sao đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động? Hãy mô tả sơ đồ của mạch điện từ đinamô tới đèn.
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức về mạch điện
Lời giải chi tiết
Đèn vẫn sáng khi đinamô hoạt động vì còn có một dây nổi nữa chính là khung xe đạp.
Sơ đồ mạch điện từ đinamô xe đạp tới bóng đèn gồm nguồn điện (đinamô), đoạn dây dẫn thứ nhất là dây nối đinamô với đèn, bóng đèn, đoạn dây nổi thứ hai là khung xe đạp.
- Bài 23. Tác dụng của dòng điện trang 60, 61, 62, 63, 64 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 24. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 64, 65, 66 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 25. Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 66, 67, 68, 69, 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 57, 58 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 20. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trang 55, 56, 57 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức