Bài 2. Phản ứng hóa học trang 5, 6, 7 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức>
Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
2.1
Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
A. Đốt cháy cồn trong đĩa.
B. Hơ nóng chiếc thìa inox.
C. Hoà tan muối ăn vào nước.
D. Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
Quá trình biến đổi hoá học: Đốt cháy cồn trong đĩa.
Do quá trình này có sự tạo thành chất mới.
Đáp án: A
2.2
Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?
A. Đốt cháy củi trong bếp.
B. Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
C. Đốt sợi dây đổng trên lửa đèn cồn.
D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình biến đổi vật lí.
Lời giải chi tiết:
Quá trình biến đổi vật lí: Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
Do quá trình này không có sự tạo thành chất mới.
Đáp án: B
2.3
Cho hai quá trình sau:
(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.
(2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.
Kết luận đúng là:
A. (1) và (2) đều là biến đổi vật lí.
B. (1) và (2) đều là biến đổi hoá học.
C. (1) là biến đổi vật lí, (2) là biến đổi hoá học.
D. (1) là biến đổi hoá học, (2) là biến đổi vật lí.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
(1) là biến đổi vật lí do không có sự tạo thành chất mới.
(2) là biến đổi hoá học do có sự tạo thành chất mới.
Đáp án: C
2.4
Hoà tan muối ăn dạng hạt vào nước, được dung dịch trong suốt, có vị mặn của muối. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn xuất hiện trở lại. Các quá trình hoà tan, cô cạn thuộc loại biến đổi vật lí hay hoá học? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
Các quá trình hoà tan, cô cạn thuộc loại biến đổi vật lí vì các chất chỉ thay đổi trạng thái tồn tại, không tạo ra chất mới. Sau khi hoàn thành chu trình lại trở về trạng thái ban đầu.
2.5
Khi đốt nến (làm bằng paraffin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, nến lỏng hoá hơi rồi cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide và hơi nước. Hãy chỉ ra giai đoạn nào của quá trình đốt nến xảy ra biến đổi vật lí, giai đoạn nào là biến đổi hoá học. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn chảy lỏng, hoá hơi của nến là biến đổi vật lí, ở đây nến chỉ chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng, lỏng sang hơi, không tạo chất mới.
Giai đoạn hơi nến cháy là biến đổi hoá học, các chất mới là carbon dioxide và hơi nước được tạo thành.
2.6
Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. Chất đầu của phản ứng là
A. không khí.
B. calcium oxide.
C. carbon dioxide.
D. calcium carbonate.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Chất đầu của phản ứng là calcium carbonate.
Đáp án: D
2.7
Trong công nghiệp, người ta sản xuất ammonia từ phản ứng tổng hợp giữa nitrogen và hydrogen, có xúc tác bột sắt (iron). Sản phẩm của phản ứng là
A. ammonia.
B. nitrogen.
C. hydrogen.
D. iron.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm của phản ứng là ammonia.
Đáp án: A
2.8
Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Số phân tử.
B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C. Số chất (số chất phản ứng bằng số sản phẩm).
D. Tổng thể tích hỗn hợp phản ứng.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Trong một phản ứng bất kì số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi.
Đáp án: B
2.9
a) Phản ứng hoá học là gì?
b) Chất nào gọi là chất phản ứng (hay chất đầu)? Chất nào là sản phẩm (hay chất cuối)?
c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất đầu và chất cuối thay đổi thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
a) Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
b) Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hay chất đầu); Chất mới sinh ra được gọi là sản phẩm (hay chất cuối).
c) Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
2.10
Viết phương trình chữ của các phản ứng xảy ra trong các câu hỏi 2.5, 2.6, 2.7.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
- Câu hỏi 2.5 có phương trình chữ:
Paraffin + Oxygen → Carbon dioxide + Hơi nước.
- Câu hỏi 2.6 có phương trình chữ:
Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide.
- Câu hỏi 2.7 có phương trình chữ:
Nitrogen + Hydrogen → Ammonia.
2.11
Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, các liên kết giữa các nguyên tử ...(1)... bị phá vỡ, liên kết giữa các nguyên tử ...(2)... được hình thành.
Các từ thích hợp để điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:
A. cùng loại, cùng loại.
B. khác loại, khác loại.
C. khác loại, cùng loại.
D. cùng loại, khác loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, các liên kết giữa các nguyên tử (1) cùng loại bị phá vỡ, liên kết giữa các nguyên tử (2) khác loại được hình thành.
Đáp án: D
2.12
Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?
A. Chỉ có nước.
B. Oxygen và hydrogen.
C. Oxygen và nước.
D. Hydrogen và nước.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Nước là sản phẩm phản ứng nên sau phản ứng lượng nước tăng lên.
Đáp án: A
2.13
Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu?
A. Khí gas.
B. Khí hydrogen.
C. Than đá.
D. Dầu hoả.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Khí hydrogen không phải là nhiên liệu dùng trong nhà bếp để đun nấu.
Đáp án: B
2.14
Tại sao các chất chỉ có thể phản ứng được với nhau khi tiếp xúc với nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Các chất phải tiếp xúc với nhau thì mới tạo liên kết mới giữa các nguyên tử.
2.15
Trong phản ứng giữa hydrogen và oxygen để tạo nước, số phân tử đã phản ứng của hai chất có bằng nhau không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
Do phân tử nước (H2O) có 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen. Do đó, số phân tử hydrogen (H2) nhiều gấp đôi số phân tử oxygen (O2) đã phản ứng.
2.16
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vôi sống là đá vôi trong tự nhiên hay các nguồn calcium carbonate (CaCO3) có nguồn gốc sinh vật như san hô, vỏ các loài thân mềm,... Nhiên liệu để cung cấp nhiệt cho các lò nung vôi đầu tiên là gỗ, củi; sau này thường dùng nhiên liệu là than đá hoặc than cốc.
Ở nhiệt độ từ khoảng 500 °C, CaCO3 bắt đầu bị phân huỷ bởi nhiệt và quá trình phân huỷ xảy ra mạnh ở nhiệt độ khoảng từ 900 đến 1 000 °C.
CaCO3 ? CaO + CO2
Trong thực tế sản xuất, người ta thường để kích thước hạt của nguyên liệu khá lớn (60 - 150 mm). Do vậy, để phân huỷ hoàn toàn khối calcium carbonate cần nhiệt độ khá cao (900 - 1 400 °C).
Trong công nghiệp, lò được xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm không khí. Sau một thời gian nhất định, đá vôi và than được nạp lại vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa ở miệng lò và sử dụng sản xuất muối carbonate, nước đá khô.
a) Trong các quá trình sau đây, quá trình nào là biến đổi vật lí, quá trình nào là biến đổi hoá học?
(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.
(2) Phân huỷ đá vôi ở nhiệt độ cao thành vôi sống.
(3) Vôi sống nóng để nguội.
(4) Khí carbon dioxide nóng bay lên và được thu ở cửa miệng lò theo đường ống dẫn.
(b) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Than đá cháy là phản ứng toả nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng thu nhiệt.
B. Than đá cháy là phản ứng thu nhiệt; phân huỷ đá vôi là phản ứng toả nhiệt.
C. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng toả nhiệt.
D. Than đá cháy và phân huỷ đá vôi đều là phản ứng thu nhiệt.
c) Bạn An nói, để tiết kiệm nhiên liệu cần đóng kín các cửa lò, hạn chế nhiệt thất thoát ra ngoài. Ý kiến của bạn An có đúng không?
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng hóa học.
Lời giải chi tiết:
a) Qúa trình biến đổi hóa học: (1), (2)
b) Đáp án A
c) Ý kiến của bạn An sai vì khi đốt cháy nhiên liệu cần cung cấp khí oxygen cho phản ứng xảy ra nên không được đóng kín các cửa lò.
- Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí trang 8, 9, 10, 11 SBT Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức
- Bài 4. Dung dịch và nồng độ trang 11, 12, 13, 14 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học trang 15, 16, 17, 18 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 6. Tính theo phương trình hóa học trang 19, 20, 21, 22, 23 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác trang 23, 24, 25 SBT Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 31. Hệ vận động ở người trang 84, 85 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 47. Bảo vệ môi trường trang 112, 113, 114 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 46. Cân bằng tự nhiên trang 109, 110, 111 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 45. Sinh quyển trang 108, 109 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Bài 44. Hệ sinh thái trang 107, 108 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức