Bài 3. Giới thiệu về carbohydrate trang 13, 14, 15 SBT Hóa 12 Cánh diều>
Chất nào dưới đây là một disaccharide?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
3.1
Chất nào dưới đây là một disaccharide?
A. Saccharose
B. Glucose
C. Cellulose
D. Fructose
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại carbohydrate
Lời giải chi tiết:
Saccharose thuộc disaccharide.
Đáp án A
3.2
Chất nào dưới đây là một polysaccharide?
A. Saccharose
B. Maltose
C. Cellulose
D. Fructose
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại polysaccharide
Lời giải chi tiết:
Cellulose thuộc polysaccharide
Đáp án C
3.3
Tinh bột là hợp chất thuộc loại
A. disaccharide
B. monosaccharide
C. polysaccharide
D. triglyceride
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại polysaccharide.
Lời giải chi tiết:
Tinh bột là hợp chất thuộc polysaccharide
Đáp án C
3.4
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung vào chỗ trống trong mỗi phát biểu sau.
a) Bông là …(1)… gần như tinh khiết. Phân tử …(1)… gồm các đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết …(2)… tạo thành mạch dài.
b) Trong tự nhiên, …(3)… là loại đường có nhiều trong cây mía, củ cải đường, …Phân tử …(3)… gồm một đơn vị glucose và một đơn vị fructose liên kết với nhau bằng liên kết …(4)…
Phương pháp giải:
Dựa vào trạng thái tự nhiên và cấu tạo của polysaccharide
Lời giải chi tiết:
a) (1) cellulose; (2) α – 1,4 – glycoside.
b) (3) saccharose; (4) α – 1,2 – glycoside.
3.5
Tinh bột và cellulose là các polymer lần lượt tạo bởi các mắt xích
A. α – frutose và β – glucose B. β – frutose và β – glucose
C. α – glucose và β – glucose. D. α – glucose và β – fructose.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của tinh bột.
Lời giải chi tiết:
Tinh bột và cellulose lần lượt tạo bởi các mắt xích α – glucose và β – glucose.
Đáp án C.
3.6
Công thức nào dưới đây mô tả đúng cấu tạo của fructose ở dạng mạch hở?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của fructose.
Lời giải chi tiết:
Cấu tạo của fructose dạng mạch hở là:
Đáp án B
3.7
Carbohydrate nào sau đây kém tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng tạo dung dịch keo, nhớt?
A. Glucose B. Tinh bột
C. Cellulose D. Saccharose.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất vật lí của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Tinh bột kém tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng tạo dung dịch keo, nhớt.
Đáp án B
3.8
Polymer là nguồn carbohydrate dự trữ có trong cơ thể động vật và được tạo thành từ các đơn vị glucose là
A. cellulose B. amylose
C. amylopectin D. glycogen
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Cellulose là nguồn carbohydrate dự trữ có trong cơ thể động vật.
Đáp án A
3.9
Polysaccharide mạch phân nhánh, có nhiều trong các loại ngũ cốc, thường được sử dụng làm lương thực là
A. cellulose B. amylose C. amylopectin D. glycosen
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của polysaccharide.
Lời giải chi tiết:
Amylopectin có mạch phân nhánh, có nhiều trong các loại ngũ cốc, thường được sử dụng làm lương thực.
Đáp án C
3.10
Chất có công thức phân tử C12H22O11, được tạo thành trong quá trình thủy phân không hoàn toàn amylose có trong tinh bột là
A. glucose B. saccharose C. fructose D. maltose
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng thủy phân của tinh bột.
Lời giải chi tiết:
Maltose được tạo thành trong quá trình thủy phân không hoàn toàn amylose có trong tinh bột.
Đáp án D
3.11
Công thức nào dưới đây phù hợp với công thức cấu tạo của β – glucose?
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức cấu tạo của glucose
Lời giải chi tiết:
là cấu tạo của β – glucose.
3.12
Trong công thức của fructose ở hình bên, nhóm – OH hemiketal là nhóm – OH được đánh số
A. 1 B. 3
C. 2 D. 4
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của fructose.
Lời giải chi tiết:
Nhóm – OH hemiketal là nhóm – OH được đánh số 4 trong công thức của fructose.
Đáp án D
3.13
Enzyme amylase chỉ có tác dụng thủy phân liên kết α – glycoside giữa các đơn vị glucose. Chất nào dưới đây không chịu tác động của enzyme amylase?
A. Cellulose B. Amylose C. Amylopectin D. glycogen.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của polysaccharide.
Lời giải chi tiết:
Amylopectin không chịu tác động của enzyme amylase.
Đáp án C
3.14
Sorbitol (C6H14O6) là một chất được dùng trong sản xuất một số loại bánh để tạo vị ngọt, đồng thời làm cho bánh giữ được độ ẩm, độ bóng mịn. Sorbitol cũng được dùng làm thuốc trị táo bón, khó tiêu. Sorbitol thường được tạo thành từ phản ứng hydrogen hóa glucose:
Sorbitol có thuộc loại hợp chất carbohydrate không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Sorbitol không thuộc loại hợp chất carbohydrate vì sorbitol là hợp chất thuần chức, chỉ chứa chức alcohol.
3.15
Phổ hồng ngoại của fructose được cho ở Hình 3.1. Dựa vào những thông tin nào có thể kết luận: Trong điều kiện đo mẫu, fructose tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng mà không phải ở dạng mạch hở?
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 3.1
Lời giải chi tiết:
Dựa vào tín hiệu 1469 – 1336 cm-1 là tín hiệu được trưng của mạch vòng.
3.16
Tìm hiểu và cho biết:
a) Ethanol sinh học là gì?
b) Ở nước ta hiện nay, ethanol sinh học được sản xuất từ nguyên liệu nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
a) Ethanol sinh học là loại nhiên liệu sinh học, thuộc loại nhiên liệu tái tạo được.
b) Ở nước ta hiện nay, ethanol sinh học được sản xuất từ hạt ngũ cốc, hạt ngô, củ cải đường, cổ sắn, hoặc rơm rạ, vỏ bào hay các cành nhánh cây.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 74, 75, 76 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 65, 66 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 63,64 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 58, 59, 60 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 74, 75, 76 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 69, 70, 71 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 20. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 65, 66 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 63,64 SBT Hóa 12 Cánh diều
- Bài 18. Nguyên tố nhóm IIA trang 58, 59, 60 SBT Hóa 12 Cánh diều