Bài 4. Giới thiệu về carbohydrate. Glucose và fructose trang 16, 17, 18 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức>
Carbohydrate là hợp chất hữu cơ
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
4.1
Carbohydrate là hợp chất hữu cơ
A. chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.
B. chứa đồng thời nhóm hydroxyl và nhóm carboxyl.
C. tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. đa chức, chứa nhiều nhóm hydroxyl liên kết.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Carbohydrate là hợp chất hữu cơ tạo chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m
4.2
Glucose và fructose thuộc loại carbohydrate nào sau đây?
A. Monosaccharide B. Disaccharide.
C. Polysaccharide D. Oligosaccharide
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Glucose và fructose thuộc loại monosaccharide.
Đáp án A
4.3
Công thức phân tử chung của glucose và fructose là
A. C6H10O5 B. C6H12O6 C. C5H10O5 D. C12H22O11.
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức phân tử của các loại carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
Công thức chung của glucose và fructose là: C6H12O6.
Đáp án B
4.4
Nhóm chức nào sau đây không có trong cấu tạo của glucose?
A. Aldehyde B. Hydroxy C. Ketone D. Hemiacetal.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của glucose.
Lời giải chi tiết:
Glucose không có nhóm chức ketone.
Đáp án C
4.5
Fructose có bao nhiêu nhóm hydroxy trong cấu tạo?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của fructose.
Lời giải chi tiết:
Fructose có 5 nhóm hydroxyl trong cấu tạo.
Đáp án C
4.6
Glucose và fructose không có điểm chung nào sau đây?
A. Dễ tan trong nước.
B. Có vị ngọt
C. Chất rắn ở điều kiện thường.
D. Hình thành trực tiếp từ quá trình quang hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào trạng thái tự nhiên của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
Glucose được hình thành trực tiếp từ quá trình quang hợp, fructose không được hình thành từ quá trình trên.
Đáp án D
4.7
Dung dịch glucose không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng với Cu(OH)2.
B. Phản ứng với thuốc thửu Tollens.
C. Phản ứng với nước bromine.
D. Phản ứng thủy phân.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của glucose.
Lời giải chi tiết:
Dung dịch glucose không tham gia phản ứng thủy phân
Đáp án D
4.8
Chất nào sau đây có thể điều chế từ glucose qua quá trình lên men?
A. Ethanol B. Lactic acid
C. Methane D. Fructose.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng lên men của glucose.
Lời giải chi tiết:
Glucose lên men tạo ra ethanol.
Đáp án A
4.9
Trong môi trường kiềm, glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ hai chất này
A. đều phản ứng với thuốc thử Tollens.
B. đều là những disaccharide.
C. đều làm mất màu nước bromine.
D. đều không có nhóm hydroxy.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
Điều này chứng tỏ, cả glucose và fructose đều phản ứng với thuốc thử Tollens.
Đáp án A
4.10
Glucose quan trọng đối với cơ thể sống vì nó
A. là nguồn cung cấp nước và carbon dioxide.
B. cung cấp năng lượng cho quá trình sinh hóa tế bào.
C. xúc tác cho các quá trình sinh hóa.
D. làm giảm quá trình oxi hóa của gốc tự do.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của glucose
Lời giải chi tiết:
Glucose quan trọng đối với cơ thể sống vì nó là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình sinh hóa tế bào.
Đáp án B
4.11
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu 4.11 - 4.15
a) Glucose và fructose là những đường không bị thủy phân.
b) Fructose có cấu tạo hóa học hoàn toàn giống với glucose.
c) Saccharose và maltose là những disaccharide.
d) Tinh bột và cellulose là những polysaccharide.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, fructose có nhóm chức ketone.
c) đúng
d) đúng
4.12
a) Glucose và fructose đều có công thức phân tử C6H12O6.
b) Glucose và fructose đều tồn tại dạng mạch hở và mạch vòng.
c) Glucose và fructose đều là pentahydroxyl aldehyde.
d) Dạng vòng của glucose và fructose đều là vòng sáu cạnh.
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) sai, fructose không có nhóm – CHO.
d) sai, glucose vòng 5 cạnh
4.13
a) Tất cả các loại carbohydrate đều tan hoàn toàn trong nước.
b) Một số đường đơn (monosaccharide) có vị ngọt.
c) Carbohydrate chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
d) Glucose và fructose đều là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước.
Phương pháp giải:
dựa vào trạng thái tự nhiên của carbohydrate.
Lời giải chi tiết:
a) sai, cellulose không tan trong nước
b) đúng
c) sai, fructose có trong mật ong.
d) đúng.
4.14
Phát biểu tính chất hóa học của glucose và fructose:
a) Đều phản ứng được với thuốc thử Tollens.
b) Đều làm mất màu nước bromine.
c) Dung dịch mỗi chất đều hòa tan được Cu(OH)2.
d) Đều phản ứng được với Cu(OH)2 trong kiềm nóng tạo kết tủa đỏ gạch.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) sai, fructose không phản ứng với nước bromine.
c) đúng
d) đúng
4.15
a) Fructose phản ứng với thuốc thử Tollens sinh ra ammonium gluconate.
b) Glucose phản ứng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH nóng tạo sodium gluconate.
c) Glucose phản ứng với nước bromine tạo gluconic acid.
d) Lên men rượu glucose sinh ra ethanôl và carbon dioxide.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
a) đúng
b) đúng
c) đúng
d) đúng
4.16
Điểm khác biệt cơ bản về cấu tạo của glucose và fructose là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
- Fructose ở dạng vòng 5 cạnh; glucose ở dạng vòng 6 cạnh.
- Glucose có nhóm – OH hemiacetal; fructose có nhóm – OH hemiketal.
4.17
Giới thiệu một số loại thực phẩm tự nhiên giàu glucose và một số loại thực phẩm tự nhiên giàu fructose.
Phương pháp giải:
Dựa vào trạng thái tự nhiên của glucose và fructose.
Lời giải chi tiết:
- Glucose có nhiều trong quả nho, hoa quả chín.
- Fructose có nhiều trong mật ong.
4.18
Một mẫu nước cam có khối lượng riêng 1,05 g/ml, chứa 2,5% fructose và 2,0% glucose về khối lượng. Tính khối lượng mỗi loại đường này trong 250 ml mẫu nước cam trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức tính m = D.V
Lời giải chi tiết:
m = D.V = 1,05.250 = 262,5g
m glucose = 262,5.2% = 5,25g
m fructose = 262,5.2,5% = 6,56g
4.19
Nêu một ứng dụng dựa trên phản ứng lên men rượu của glucose.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của glucose.
Lời giải chi tiết:
Lên men rượu của glucose sinh ra ethanol.
4.20
Methyl α – glucoside và methyl β – glucoside có tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu tạo của Methyl α – glucoside và methyl β – glucoside
Lời giải chi tiết:
Không tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens vì nhóm – OH hemiacetal không còn.
4.21
Tại sao glucose lại được coi là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể?
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của glucose.
Lời giải chi tiết:
Các tế bào cần duy trì năng lượng mà glucose là nguồn cung cấp năng lượng.
4.22
Trình bày ứng dụng của glucose trong lĩnh vực y tế và thể thao.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của glucose.
Lời giải chi tiết:
Trong lĩnh vực y tế: glucose được dùng để pha dịch truyền.
Trong thể thao: làm nước tăng lực cho người vận động nhiều, mất nước.
4.23
Một nhóm học sinh muốn thử nghiệm phản ứng tráng bạc lên kính bằng nguyên liệu đầu là glucose. Giả sử lớp bạc có diện tích là 100 cm2 và độ dày là 0,5μm. Biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3 và khối lượng mol của glucose là 180g/mol. Tính lượng glucose cần dùng với giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng tráng bạc của glucose.
Lời giải chi tiết:
Số mol Ag = \(\frac{{100.0,{{5.10}^{ - 4}}.10,49}}{{108}} = 0,{4856.10^{ - 3}}mol\)
Khối lượng glucose = \(\frac{{0,{{4856.10}^{ - 3}}.180}}{2} = 0,044g\)
4.24
Một nhà máy sản xuất rượu vang sử dụng 500kg nho cho một mẻ lên men. Tính khối lượng ethanol thu được. (Giả thiết hiệu suất phản ứng lên men đạt 100%, trong mỗi kg nho chứa 200g glucose)
Phương pháp giải:
Dựa vào phản ứng lên men glucose.
Lời giải chi tiết:
Khối lượng glucose có trong 500kg nho là: 500.200.10-3= 100kg
\({C_6}{H_{12}}{{\rm{O}}_6} \to 2{C_2}{H_5}{\rm{O}}H + 2C{O_2}\)
n glucose = \(\frac{{100}}{{180}} = \frac{5}{9}k.mol\)
n C2H5OH = 2. \(\frac{5}{9}\)=\(\frac{{10}}{9}\)k.mol
m C2H5OH = \(\frac{{10}}{9}.46 = 51,11kg\)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức