Bài 21. Hợp kim trang 72, 73 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức>
Hợp kim là
21.1
Hợp kim là
A. một kim loại tinh khiết.
B. hỗn hợp các kim loại có thành phần tuy ý.
C. hỗn hợp của kim loại nền với kim loại khác hoặc phi kim, có thành phần xác định.
D. hỗn họp hai phi kim.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Hợp kim là hỗn hợp của kim loại nền với kim loại khác hoặc phi kim, có thành phần xác định.
Đáp án C
21.2
Đồng đỏ hay đồng thiếc là một hợp kim của
A. đồng và nickel. B. đồng và sắt.
C. đồng và thiếc. D. đồng và aluminium.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đồng đỏ hay đồng thiếc là một hợp kim của đồng và thiếc.
Đáp án C
21.3
Đồng thau là một hợp kim của
A. Đồng và thiếc. B. Đồng và nickel.
C. Đồng và aluminium. D. Đồng và kẽm.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đồng thau là một hợp kim của đồng và kẽm.
Đáp án D
21.4
Chất hay hỗn hợp chất nào sau đây không phải là hợp kim?
A. Thép. B. Đồng.
C. Đồng thau. D. Đồng thiếc.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Đồng không phải là hợp kim, đồng là đơn chất.
Đáp án B
21.5
Thêm chromium vào thép thì tính chất nào sau đây được tăng cường?
A. Chống ăn mòn. B. Tính dẫn điện.
C. Tính chất từ. D. Tính dễ kéo sợi.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Khi thêm chromium vào thép sẽ tăng cường tính chống ăn mòn do Cr cứng, khó bị ăn mòn.
Đáp án A
21.6
Duralumin là hợp kim của nhôm có thành phần chính là
A. nhôm và đồng. B. nhôm và sắt.
C. nhôm và carbon. D. nhôm và thuỷ ngân.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của hợp kim.
21.7
Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở câu sau.
a) Trong hợp kim, kim loại chinh có hàm lượng lớn nhất được gọi là kim loại cơ bản.
b) Trong hợp kim, tên của kim loại cơ bản được sử dụng làm tên gọi của hợp kim.
c) Trong hợp kim, kim loại cơ bản có hàm lượng lớn nhất được gọi là chất tan.
d) Trong hợp kim, kim loại cơ bản có hàm lượng trên 90%.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
a) Đúng
b) Sai, hợp kim thường được đặt tên riêng
c) Sai, kim loại cơ bản có hàm lượng lớn nhất gọi là kim loại cơ bản
d) Sai, tùy loại hợp kim.
21.8
Chọn phát biểu đúng nhất trong số các phát biểu sau.
A. Hợp kim là hỗn hợp các kim loại.
B. Hợp kim là hỗn hợp các phi kim.
C. Hợp kim là hỗn hợp của một kim loại cơ bản và phi kim hoặc kim loại khác.
D. Hợp kim là kim loại nguyên chất được chế tạo thành các vật dụng hoặc chi tiết máy có cấu trúc khác nhau.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
A. sai vì hợp kim là hỗn hợp các kim loại hoặc kim loại và phi kim.
B. sai vì hợp kim là hỗn hợp các kim loại hoặc kim loại và phi kim.
C. đúng
D. sai vì hợp kim là hỗn hợp kim loại cơ bản và phi kim hoặc kim loại khác.
21.9
Hợp kim nào sau đây được sử dụng để làm cấu trúc thân vỏ máy bay?
A. Duralumin. B. Đồng thau (Brass).
C. Đồng thiếc (Bronze). D. Manganin.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
Duralumin được sử dụng làm cấu trúc vỏ máy bay do nhẹ, bền.
Đáp án A
21.10
Thép là hợp kim của sắt và carbon, có thể chứa chromium và nickel. Tính chất của thép phụ thuộc vào hàm lượng các nguyên tố pha tạp. Loại thép nào sau đây được sử dụng để làm dụng cụ y tế?
A. Thép có hàm lượng carbon cao. B. Thép có hàm lượng carbon thấp.
C. Thép không gỉ. D. Thép silicon.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
C đúng thép 304 là một hợp kim của sắt có chứa tối thiểu 10,5% Crom trong thành phần. Loại hợp kim này ít bị ăn mòn như các loại thép thông thường khác. Thép không gỉ còn có một tên gọi khác là inox (đọc là i - nốc, bắt nguồn từ tiếng Pháp: inox).
21.11
Đồng thau là hợp kim chứa khoảng 70% đồng và 30% kẽm. ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của đồng thau?
A. Làm thiết bị dẫn điện. B. Làm dụng cụ nấu ăn.
C. Làm thân vở máy bay. D. Làm nhạc cụ.
Phương pháp giải:
Dựa vào ứng dụng của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
A. Sai. Vì đồng thau là hợp kim Cu-Zn có ứng dụng trang trí nội thất .Làm thiết bị dẫn điện...
B. Sai. Vì đồng thau là hợp kim Cu-Zn có ứng dụng trang trí nội thất .Làm thiết bị dẫn điện.
C. Đúng. Vì đây là hợp kim Al-Mg-Cu-Mn nhẹ làm cấu trúc thân vỏ máy bay không phải ứng dụng của đồng
D. Sai. Vì đồng thau là hợp kim Cu-Zn có ứng dụng trang trí nội thất , thiết bị dẫn điện, nhạc cụ.
21.12
Nguyên nhân chủ yếu làm cho họp kim cứng hơn các kim loại thành phần là do
A. Hợp kim chứa các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau làm cho các lớp tinh thể kim loại trong hợp kim khó trượt lên nhau.
B. Hợp kim chứa các kim loại pha trộn cứng hơn kim loại cơ bản.
C. Trong hợp kim, các nguyên tố khác nhau tạo nên hợp chất hoá học.
D. Hợp kim được chế tạo ở nhiệt độ cao làm cho hợp kim cứng hơn kim loại nguyên chất.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
A. Đúng. hợp kim chứa các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau làm cho các lớp tinh thể kim loại trong hợp kim khó trượt lên nhau.
B. Sai vì hợp kim chứa các kim loại khác nhau pha trộn với nhau
C. Sai vì trong hợp kim, các nguyên tố khác nhau tạo nên tính chất của hợp kim.
D. Sai vì hợp kim có thể có độ cứng thấp hơn kim loại nguyên chất.
21.13
Khi chế tạo thép từ gang, có thể làm giảm tỉ lệ phần trăm carbon trong gang bằng cách nào sau đây?
A. Sử dụng oxygen để đốt cháy carbon trong gang nóng chảy.
B. Lọc carbon ra khỏi gang.
C. Hoà tan carbon trong dung dịch sulfuric acid.
D. Cạo carbon ra khỏi bề mặt kim loại.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
A. Đúng. oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép
B. Sai. vì quá trình lọc Carbon không rõ ràng
C. Sai vì nếu dùng dung dịch sulfuric acid thì không còn Sắt nữa
D. Sai vì cạo carbon ra khỏi bề mặt kim loại khi cạo vẫn có cả Fe mất đi không ảnh hưởng gì đến tỉ lệ C trong gang
21.14
Nhôm nguyên chất là kim loại nhẹ nhưng không được sử dụng để chế tạo thân vỏ máy bay là do
A. nhôm kim loại giòn.
B. nhôm bị ăn mòn dễ dàng.
C. nhôm mềm, không phù hợp làm thân vỏ máy bay.
D. nhôm dẫn điện.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của hợp kim.
Lời giải chi tiết:
A. Sai nhôm không phải kim loại giòn
B. Sai nhôm không phải kim loại dễ bị ăn mòn do nhôm luôn có lớp oxide bảo vệ
C. Đúng vì nhôm mềm, không phù hợp làm thân vỏ máy bay phải là hợp kim của nhôm
D. Sai vì nhôm dẫn điện nguyên nhân không phù hợp.
- Bài 22. Sự ăn mòn kim loại trang 72, 73 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 23. Ôn tập chương 6 trang 78, 79 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 20. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại trang 69, 70 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 19. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại trang 66, 67, 68 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 18. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại trang 63, 64, 65 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 12 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 30. Ôn tập chương 8 trang 113, 114 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 29. Một số tính chất và ứng dụng của phức chất trang 108, 109, 110 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 28. Sơ lược về phức chất trang 106,107 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99, 100 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức
- Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức