Bài 4. Thất nghiệp - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức>
Thất nghiệp là? Việc phân loại thất nghiệp thường dựa trên cơ sở nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1 a
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a) Thất nghiệp là
A. tình trạng của những người lao động đang chuẩn bị đi tìm kiếm việc làm.
B. tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. người lao động không đi tìm việc làm mà trông chờ vào Nhà nước và các tổ chức xã hội.
D. người lao động không đủ sức khoẻ để làm việc và đang tìm một việc làm khác phủ hợp hơn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
a) Chọn B. tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
Giải thích: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
Câu 1 b
b) Việc phân loại thất nghiệp thường dựa trên cơ sở nào?
A. Lí do thất nghiệp.
B. Sự tác động của các yếu tố khách quan.
C. Nguồn gốc và tính chất thất nghiệp.
D. Sự tác động của thất nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Lời giải chi tiết:
b) Chọn C. Nguồn gốc và tính chất thất nghiệp.
Giải thích: Thất nghiệp được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: Thất nghiệp tự nhiên (Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu) và thất nghiệp chu kì.
- Phân loại theo tính chất: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Câu 1 c
c) Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thể hiện:
A. Trong hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vị trí trung tâm.
B. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định trong hệ thống chính trị.
C. Nhà nước có khả năng và điều kiện tạo việc làm cho tất cả những người bị thất nghiệp.
D. Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Lời giải chi tiết:
c) Chọn D. Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Giải thích: Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, trong đó có việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Câu 1 d
d) Để dự báo tình hình thất nghiệp, Nhà nước đã làm gì?
A. Đào tạo lại nguồn nhân lực.
B. Hoàn thiện khung pháp lí về lao động, việc làm.
C. Thường xuyên điều tra và thông tin về tình hình thất nghiệp.
D. Giúp người dân nhận thức được các loại hình thất nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Lời giải chi tiết:
d) Chọn C. Thường xuyên điều tra và thông tin về tình hình thất nghiệp.
Giải thích: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. Cụ thể, nhà nước thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp
Câu 2
Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:
a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khi lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.
c. Người đi du học mới về nước chưa tìm được việc làm.
Đọc các trường hợp và cho biết trường hợp đó thuộc loại hình thất nghiệp nào.
Phương pháp giải:
a. Thất nghiệp tự nguyện.
b. Thất nghiệp cơ cấu.
c. Thất nghiệp tạm thời hoặc thất nghiệp tự nguyện.
- Thất nghiệp tạm thời nếu xét trong trường hợp: người này có sự chuyển dịch từ thị trường lao động nước ngoài về thị trường lao động trong nước.
- Thất nghiệp tự nguyện nếu xét trong trường hợp: người này chưa tìm được công việc phù hợp với mong muốn của họ về mức lương, chế độ đãi ngộ,….
Câu 3
Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể sau:
a. Thấy chị gái sau mấy năm học đại học nhưng xin việc mãi không được nên C không thi đại học mà đăng kí học nghề sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông để nhanh chóng tìm được việc làm.
b. Hội khuyến học xã T thường xuyên liên lạc với các doanh nhân thành đạt trong xã để giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
c. Thấy lao động trong xã rơi vào tình trạng thất nghiệp thời vụ, ông H - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã - đã chủ động liên hệ với công ty mây tre đan xuất khẩu của tỉnh và chính quyền địa phương đề tạo việc lắm cho người dân.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và nhận xét hành vi của các chủ thể trong các trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Bạn C không nên đưa ra quyết định như vậy mà phải căn cứ vào năng lực và sở thích của bản thân, nghiên cứu thị trường lao động để thi vào trường đại học phù hợp với khả năng và xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động để nhanh chóng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
b. Việc làm của hội khuyến học xã T là một kênh thông tin quan trọng để giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho học sinh, sinh viên tại địa phương.
c. Ông H đã chủ động liên kết với công ty mây tre đan xuất khẩu của tỉnh và chính quyền địa phương để tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp thời vụ cho người dân. Đây là một việc làm tốt cần được nhân rộng.
Câu 4
Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc lâm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyển xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp để tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
a. Việc làm của chính quyền xã X chưa phù hợp, không bám sát với tình hình thực tế tại địa phương. Hành động này đã gây lãng phí ngân sách nhà nước; đồng thời tiêu tốn thời gian, công sức học tập của người lao động tại địa phương.
b. Hành động của chính quyền xã X là đúng, thể hiện tốt vai trò của chính quyền địa phương trong việc trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. Hành động không hợp tác của một số hộ dân là sai, những hộ dân này chưa hiểu rõ về vai trò của nhà nước trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. Do đó, chính quyền xã X cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, để người dân trong xã hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách.
Câu 5
Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính đã 2 năm nhưng anh K vẫn chưa xin được việc làm đúng với chuyên môn của mình. Tham gia phiên giao dịch việc làm do Sở Lao động — Thương binh và Xã hội tổ chức, anh K cũng không tìm được việc làm, trong khi đó Công ty Y đang cần mới nhân viên văn phòng và mời anh đến làm việc.
Theo em, anh K có nên làm nhân viên văn phòng tại Công ty Y hay không? Vì sao?
b. Chị Ð thi 2 năm vẫn trượt đại học nên đã xin bố mẹ thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng làm thủ tục xuất khẩu lao động qua sự môi giới của công ty xuất khẩu lao động.
Em sẽ có lời khuyên như thế nào đối với chị Ð?
Phương pháp giải:
Đọc các tình huống và xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
a. Theo em, anh K không nên làm nhân viên văn phòng tại Công ty Y mà anh K nên tìm thông tin về thị trường lao động và xu hướng phát triển của thị trường lao động để tìm được việc làm theo đúng chuyên môn và sở thích của mình.
b. Em sẽ khuyên chị Đ rằng: Xuất khẩu lao động cũng là một trong những giải pháp để tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp. Tuy nhiên, muốn đi xuất khẩu lao động, chị Đ nên tìm hiểu kĩ về thủ tục, hồ sơ xuất khẩu lao động qua các nguồn thông tin chính thống, hợp pháp, các cơ sở tuyển dụng lao động xuất khẩu được Nhà nước cấp phép,... và bàn bạc với bố mẹ để có phương án giải quyết tốt nhất.
Câu 6
Em hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc mỗi người cần tạo ra một việc làm cho chính mình.
Phương pháp giải:
Viết bài chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc mỗi người cần tạo ra một việc làm cho chính mình.
Lời giải chi tiết:
Chúng ta vẫn thường được nghe: “Lao động là vinh quang”. Thật vậy, mỗi chúng ta cần tạo ra cho mình một việc làm để lao động, làm việc bằng tay chân hoặc trí óc để phục vụ cho bản thân và cộng đồng. Từ xa xưa, người vượn cổ đã biết làm việc bằng cách săn bắn, hái lượm để tìm kiếm thức ăn. Còn ngày nay, con người lao động, làm việc để khẳng định giá trị bản thân. Việc tạo ra một việc làm cho chính mình không chỉ mang lại sự tự do và độc lập tài chính mà còn cho phép chúng ta theo đuổi đam mê và ước mơ của mình. Không còn phụ thuộc vào người khác để có công việc, chúng ta có thể tự quyết định con đường sự nghiệp của mình. Điều này có thể được thực hiện bằng cách khai thác các kỹ năng và tài năng của mình, tìm kiếm cơ hội sáng tạo và phát triển ý tưởng riêng. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có thái độ lười biếng làm việc, ỷ lại, không sáng tạo, không phát huy hết năng lực cần có của bản thân, quen dựa dẫm vào người khác, không có ý chí vươn lên. Những người này sẽ khó có được cuộc sống tốt đẹp và tiến bộ. Cuộc sống rất ngắn ngủi, hãy biết ơn những ngày ta được sống, được khỏe mạnh, từ đó cố gắng cống hiến nhiều hơn nữa, lao động, làm việc nhiều hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 7
Em hãy nêu những ý tưởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông để tạo việc làm cho bản thân và gia đình.
Phương pháp giải:
Nêu những ý tưởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Kinh doanh văn phòng phẩm:
Văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, sách vở, bút thước,… là những sản phẩm không thể không nhắc đến khi muốn khởi nghiệp. Những sản phẩm này cũng không đòi hỏi quá nhiều vốn nên khởi nghiệp sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bài toán ở đây là chỉ cần tìm được nhà cung cấp giá cả hợp lý và chú trọng đầu tư vào dịch vụ marketing, phục vụ khách hàng.
- Kinh doanh quần áo online:
Kinh doanh quần áo online là lựa chọn hoàn hảo vì vốn không quá cao. Chỉ cần tìm đúng nguồn khách hàng phù hợp với các sản phẩm quần áo mà mình lựa chọn. Hiện nay, các bạn trẻ thường chọn áo phông, đầm váy đơn giản để khởi nghiệp ban đầu. Hơn nữa, với khởi nghiệp online thì bạn cũng không mất quá nhiều tiền bạc vào setup cửa hàng, thuê mặt bằng,…
- Kinh doanh đồ ăn vặt
Một trong những ý tưởng khởi nghiệp hay, đơn giản, dễ thực hiện là kinh doanh đồ ăn vặt. Đa phần học sinh đều có nhu cầu ăn vặt vào giờ ra chơi, nghỉ giải lao,… Nắm bắt được tâm lý này, bạn có thể kinh doanh các mặt hàng đóng gói về đồ ăn vặt như bánh tráng, bim bim, khô gà,… Nguồn cung cấp các loại đồ ăn vặt không quá cao, dễ tìm kiếm tại các chợ lớn, siêu thị hoặc có thể tự gia công tại nhà. Nên không cần vốn nhiều thì bạn cũng có thể kinh doanh đồ ăn vặt theo hình thức online hoặc offline.
- Kinh doanh sản phẩm handmade:
Một số sản phẩm handmade có thể kinh doanh đang hot hiện nay chính là đồ đan bằng len, móc khoá, custom áo thun, giày, đồ dùng decor nhà cửa,… Ban đầu, bạn có thể tự làm, tự đóng gói, giao hàng nhưng nếu có lượng khách ổn định, bạn cần thuê thêm nhân sự để mở rộng kinh doanh.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức