Bài 3. Lạm phát - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức>
Lạm phát là hiện tượng? Nguyên nhân gây ra lạm phát do?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1 a
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất.
a) Lạm phát là hiện tượng
A. Mức giá một mặt hàng tăng cao.
B. Mức giá chung của nền kinh tế tăng cao, liên tục.
C. Mức gia một số mặt hàng tăng cao trong giời gian ngắn.
D. Mức giá xăng dầu tăng cao, liên tục.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
a) Chọn B. Mức giá chung của nền kinh tế tăng cao, liên tục.
Giải thích: Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
Câu 1 b
b) Nguyên nhân gây ra lạm phát do
A. Các ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn.
B. Chính phủ tăng chi tiêu.
C. Tỉ lệ thất nghiệp tăng.
D. Giá thịt lợn tăng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
b) Chọn B. Chính phủ tăng chi tiêu.
Giải thích: Một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát là do việc phát hành thừa tiền trong lưu thông: Việc chính phủ một quốc gia bắt đầu in tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu sẽ khiến cho lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tình trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hóa, làm cho giá cả hàng hóa leo thang gây lạm phát.
Câu 1 c
c) Điều gì xảy ra khi lạm phát tăng cao?
A. Hộ gia đình cần ít tiền hơn để giao dịch.
B. Doanh nghiệp trả lương thấp hơn.
C. Mức giá chung tăng và duy trì mặt bằng giá mới.
D. Giá trị đồng tiền giảm.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
c) Chọn D. Giá trị đồng tiền giảm.
Giải thích: Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Nó làm mất giá trị tiền tệ, làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, giảm sức mua của người dân, gây rối loạn kế hoạch kinh doanh và đầu tư, đồng thời tạo ra sự bất ổn trong môi trường kinh doanh.
Câu 1 d
d) Lạm phát có thể tăng do
A. Mức thuế tăng.
B. Dân số gia tăng.
C. Giá các nguyên liệu sản xuất tăng.
D. Chính phủ thắt chặt chi tiêu.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
d) Chọn C. Giá các nguyên liệu sản xuất tăng.
Giải thích: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát là do chi phí sản xuất tăng cao: việc tăng giá các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu,...) đẩy chi phí sản xuất tăng cao khiến cho giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường tăng gây lạm phát.
Câu 2
Em tán thành hay không tán thành với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?
a. Lạm phát là hiện tượng kinh tế không diễn ra thường xuyên.
b. Mỗi khi có lạm phát, Chính phủ đều giảm mức cung tiền để kiềm chế lạm phát.
c. Ngân hàng luôn giảm lãi suất tiền gửi mỗi khi lạm phát tăng cao.
d. Lạm phát chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế chưa phát triển.
Phương pháp giải:
Đọc các quan điểm và bày tỏ sự tán thành hoặc không tán thành về các quan điểm đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Không tán thành, vì lạm phát là hiện tượng kinh tế diễn ra thường xuyên, do có nhiều nhân tố dẫn đến lạm phát.
b. Tán thành, vì khi lạm phát tăng cao, Chính phủ giảm mức cung tiền sẽ làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm khiến lãi suất huy động sẽ tăng, lượng cầu mua sắm hàng hoá giảm, giá cả hàng hoá trên thị trường sẽ giảm góp phần kiềm chế lạm phát.
c. Không tán thành, vì khi lạm phát tăng cao khiến đồng tiền nội tệ mất giá, nếu ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi thì lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm sút sẽ làm tăng nhu cầu mua sắm làm cho giá cả hàng hoá tăng thêm, lạm phát có thể tăng cao hơn.
d. Không tán thành, vì lạm phát là hiện tượng phổ biến đối với mọi quốc gia đang vận hành theo cơ chế thị trường trong đó có cả các nước có nền kinh tế phát triển.
Câu 3
Em hãy cho biết những chính sách dưới đây của Nhà nước tác động thế nào đến tình hình lạm phát của nền kinh tế:
a. Chính phủ thực hiện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân.
b. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng.
c. Chính phủ giảm mức cung tiền cho thị trường.
Phương pháp giải:
Đọc các chính sách của Nhà nước và chỉ ra tác động của chính sách đó đến tình hình lạm phát của nền kinh tế
Lời giải chi tiết:
a. Chính phủ miễn giảm thuế thu nhập cá nhân dẫn đến người dân có nhiều tiền hơn để chi tiêu, khiến tổng cầu tăng lên. Nếu nền kinh tế đang suy thoái thì đây là chính sách tác động tích cực giúp nền kinh tế phát triển. Nếu nền kinh tế đang lạm phát thì chính sách này có thể làm cho lạm phát gia tăng.
b. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng làm gia tăng tổng cầu, nếu tổng cung không thay đổi thì sẽ dẫn đến mất cân đối cung-cầu, giá cả hàng hóa tăng làm cho lạm phát tăng thêm.
c. Chính phủ giảm mức cung tiền khiến cho mức lãi suất chung có thể tăng. Điều này có thể dẫn đến giảm đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giảm tiêu dùng, do đó giá cả hàng hóa có xu hướng giảm, góp phần làm giảm lạm phát.
Câu 4
Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không? Vì sao?
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.
c. Giá xăng tăng cao.
Phương pháp giải:
Đọc các biến động và phân tích những biến động đó có thể làm cho lạm phát tăng hay không. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh có thể gây ra lạm phát vì xuất khẩu tăng làm tăng thêm nhu cầu hàng hóa trên thị trường, nếu tổng cung không tăng sẽ khiến cho mất cân đối cung-cầu làm cho giá cả hàng hóa tăng gây lạm phát.
b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao có thể gây ra lạm phát vì giá của những yếu tố đầu vào này tăng làm cho chi phí sản xuất tăng, khiến cho gái cả các hàng hóa tăng theo, gây nên lạm phát.
c. Xăng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nên khi giá xăng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng khiến giá cả các hàng hóa tăng gây lạm phát.
Câu 5
Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể ở các trường hợp dưới đây khi lạm phát trong nền kinh tế đang tăng cao:
a. Tỉnh B quyết định bắt đầu triển khai thực hiện dự án xây dựng sân Golf.
b. Doanh nghiệp X xem xét tăng lương cho nhân viên.
c. Một số cửa hàng bán xăng dầu bán cầm chừng chờ tăng giá.
d. Chị M bán vàng lấy tiền gửi tiết kiệm.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và nhận xét việc làm của các chủ thể ở các trường hợp đó khi lạm phát trong nền kinh tế đang tăng cao.
Lời giải chi tiết:
a. Khi lạm phát đang tăng cao, cần có biện pháp giảm bớt tổng cầu, trong đó cần có việc các địa phương xem xét tạm dừng triển khai các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết, mới bắt đầu thực hiện. Vì vậy, đây là việc làm không phù hợp.
b. Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá. Doanh nghiệp X tăng lương cho nhân viên là hợp lí, góp phần giảm bớt khó khăn cho người lao động.
c. Đây là việc làm đầu cơ trục lợi ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng, gây mất cân đối cung – cầu, là nguyên nhân làm lạm phát tăng cao.
d. Đây là hành vi không phù hợp vì khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, bán vàng đi lấy tiền gửi tiết kiệm sẽ làm giảm bớt giá trị tài sản.
Câu 6
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tác động tích cực của lạm phát ở mức cho phép.
Phương pháp giải:
Vẽ sơ đồ tư duy.
Lời giải chi tiết:
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức