Giải Nói và nghe trang 8 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo>
Theo em, bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi" trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác có vai trò gì?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Câu 1 (trang 8, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):
Theo em, bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi" trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác có vai trò gì?
Phương pháp giải:
Nghiên cứu và đưa ra những nhận xét về bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi" trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác để xác định được vai trò của nó theo quan điểm của bản thân em.
Lời giải chi tiết:
Bước “Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi” trong quy trình ba bước khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác có vai trò đảm bảo tính chính xác của phần ghi chép nội dung thuyết trình và hỗ trợ cho việc nhận xét, phản hồi ý kiến của người thuyết trình.
Câu 2
Câu 2 (trang 8, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):
Đề bài: Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường em tổ chức buổi tọa đàm về một hoạt động xã hội ích với cộng đồng mà các bạn đoàn viên đã tham gia hoặc chứng kiến.
Trong vai trò người nghe, em hãy lắng nghe và tóm tắt ý chính trong bài trình bày của các bạn
Phương pháp giải:
Thực hành cùng các bạn trên lớp, lắng nghe và tóm tắt những ý chính trong bài trình bày của bạn bè xung quanh để có thể đưa ra những nhận xét đánh giá công tâm nhất.
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe
- Xác định mục đích nghe: để hiểu về hoạt động xã hội có ích với cộng đồng mà người thuyết trình đã tham gia hoặc chứng kiến.
- Tìm hiểu trước về một số hoạt động xã hội có ích với cộng đồng mà các bạn có thể đã tham gia hoặc chứng kiến (ví dụ: tên hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động,…)
- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.
Bước 2: Nghe và ghi chép
- Lắng nghe và ghi tóm tắt nội dung chính của bài thuyết trình. Cần chú ý lắng nghe và ghi chép được những nội dung cơ bản như: những thông tin khái quát về hoạt động; địa điểm, thời gian diễn ra hoạt động; quang cảnh của hoạt động được miêu tả như thế nào; có những sự việc gì đã diễn ra ở hoạt động; người thuyết trình có suy nghĩ và cảm xúc gì về hoạt động; giá trị/ ý nghĩa của hoạt động là gì;…
- Ghi lại một số nội dung chưa rõ, cần trao đổi với người thuyết trình; một số câu hỏi cần người thuyết trình làm rõ.
Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi
- Đọc lại bản ghi chép tóm tắt nội dung bài thuyết trình để chỉnh sửa những chỗ diễn đạt còn mơ hồ, khó hiểu.
- Trao đổi với người thuyết trình về nội dung đã ghi chép. Có thể xác nhận lại nội dung đã ghi tóm tắt trước khi nêu câu hỏi hoặc phản biện lại ý kiến của người thuyết trình.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Nói và nghe trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Tiếng Việt trang 72 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 70 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 60 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Tiếng Việt trang 72 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 70 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 60 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo