Giải Đọc trang 17 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo>
Tư tưởng của tác phẩm văn học được biểu hiện qua những yếu tố nào? Đọc đoạn trích sau và liệt kê những chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, hành động của nhân vật Xa-vu-skin, chọn phân tích một chi tiết mà em thích nhất:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Câu 1
Câu 1 (trang 17, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):
Tư tưởng của tác phẩm văn học được biểu hiện qua những yếu tố nào?
a. Nhân vật chính, người kể chuyện, đề tài, chủ đề,…
b. Đề tài, chủ đề, nhân vật,….
c. Hình tượng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, cảm hứng nhân đạo,….
d. Hình tượng nghệ thuật, nhân vật, cảm hứng chủ đạo,….
Phương pháp giải:
Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn trong sách giáo khoa, phần tư tưởng của tác phẩm văn học, sau đó xác định đáp án chính xác nhất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: c. (Tư tưởng của tác phẩm văn học được biểu hiện qua những yếu tố: hình tượng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,….)
Câu 2
Câu 2 (trang 17, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc đoạn trích sau và liệt kê những chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, hành động của nhân vật Xa-vu-skin, chọn phân tích một chi tiết mà em thích nhất:
- Cô An-na Va-xi-li-ép-na, cô nhìn xem này!
Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại. Ở đây, trong một cái hố, có một cục tròn bọc trong những tấm lá đã mủn nát mỏng dính như mạng nhện. Qua lớp lá thòi ra những đầu kim nhọn hoắt.
An-na Va-xi-li-ép-na đoán ra đấy là con nhím.
- Nó tự ủ ấm mới khéo chứ! – Xa-vu-skin ân cần đắp cho con nhím tấm chăn mộc mạc của nó. Rồi thằng bé bới tuyết cạnh một khúc rễ khác. Trước mắt là một cái hang nhỏ xíu, trên vòm có những trụ băng rủ xuống như tua viền. Trong hang, một con nhái màu nâu nom như bằng bìa cứng ngồi chồm hổm, làn da căng dính xương bóng như đánh véc-ni, Xa-vu-skin sờ vào con nhái, nó không động đậy.
- Vờ vĩnh! – Xa-vu-skin bật cười – Làm như đã chết rồi. Thế mà nắng ấm lên là nó nhảy ngay đi cho mà xem, ôi chao, cứ là như choi choi ấy! Thằng bé tiếp tục đưa An-na Va-xi-li-ép-na đi thăm cái thế giới bé nhỏ của mình.
Dưới gốc sồi còn nhiều khách trọ khác: bọ dừa, thằn lằn, rệp cây. Một sống ẩn kín dưới các nhánh rễ, số khác rúc vào những kẽ vỏ cây. Con nào cũng gầy nhom, dường như bên trong rỗng tuếch, chúng ngủ vùi cho qua mùa đông. Cái cây cường tráng, tràn trề nhựa sống tích tụ quanh nó nhiều sinh lực ấm áp đến nỗi loài thú đáng thương không thể tìm đâu ra căn nhà tốt hơn.
(Iu-ri Na-ghi-bin, Cây sồi mùa đông)
Phương pháp giải:
Đọc đoạn trích và xác định được những chi tiết có miêu tả lời nói, thái độ, hành động của nhân vật Xa-vu-skin. Có thể dùng bảng để hệ thống các chi tiết ấy một cách rõ ràng, mạch lạc.
Lời giải chi tiết:
Lời nói |
Thái độ |
Hành động |
- Cô An-na Va-xi-li-ép-na, cô nhìn xem này! - Nó tự ủ ấm mới khéo chứ! - Vờ vĩnh! – Xa-vu-skin bật cười – Làm như đã chết rồi. Thế mà nắng ấm lên là nó nhảy ngay đi cho mà xem, ôi chao, cứ là như choi choi ấy!
|
- Ân cần với con nhím - Bật cười, mắng yêu con nhái khi thấy nó nằm im không động đậy.
|
- Gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại để tìm con nhím. - Đắp cho con nhím tấm chăn mộc mạc của nó. - Sờ vào con nhái. - Đưa cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na đi thăm cái thế giới bé nhỏ của mình. |
Câu 3
Câu 3 (trang 18, SBT Ngữ Văn 8, tập hai):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
a. Nêu đề tài của truyện Tí bụi.
b. Nhân vật chính trong truyện ngắn Tí bụi là ai? Dựa vào đâu để em xác định đó là nhân vật chính?
c. Ai là người kể chuyện trong truyện Tí bụi? Theo em, vì sao tác giả lại chọn nhân vật đó làm người kể chuyện?
d. Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong câu chuyện.
e. Từ những chi tiết được kể trong câu chuyện, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Tí bụi?
f. Cách nhân “tôi” nhìn nhận về Tí bụi và cuộc sống của gia đình Tí bụi có gì khác so với người dân trong vùng? Sự khác biệt đó thể hiện cách nhìn con người, cuộc sống của nhà văn như thế nào?
g. Xác định chủ đề của truyện Tí bụi và nêu một số căn cứ giúp em xác định chủ đề đó
Phương pháp giải:
Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết thơ để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
a. Đề tài của truyện ngắn Tí bụi:
Cuộc sống của những đứa trẻ kém may mắn, bị coi là “bụi đời” trong mắt những người xung quanh.
b. Nhân vật chính và cơ sở xác định nhân vật chính:
- Nhân vật chính trong truyện ngắn là cậu bé tên Tí, có biệt danh “Tí bụi”.
- Cơ sở để xác định “Tí bụi” là nhân vật chính:
+ Tên nhân vật đồng thời là tên truyện.
+ Tí bụi có những hành động tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện (ví dụ: ăn trộm dép của nhà cô giáo, sai khiến con Win lấy trộm đồ, trả lại dép cho nhà cô giáo, chăm sóc đàn chó con khi con Win bị bọn trộm chó bắt đi mất,…)
+ Tí bụi là nhân vật thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện: đề cao sự đồng cảm và yêu thương không phán xét những đứa trẻ bị xem là “bụi đời”; lòng vị tha, bao dung với những đứa trẻ bất hạnh.
c. Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện:
- Người kể chuyện trong Tí bụi là nhân vật “tôi”, một cô giáo mới chuyển đến ở trong vùng.
- Tác giả chọn nhân vật “tôi” làm người kể chuyện nhằm tăng thêm tính chân thật, sự rung động, cảm xúc cho câu chuyện từ góc nhìn của nhân vật “tôi”, đồng thời, với góc nhìn của một cô giáo, cách nhân vật “tôi” nhìn nhận về Tí bụi cũng đầy yêu thương, đồng cảm, nhân văn.
d. Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện
Chi tiết tiêu biểu |
Ý nghĩa |
Cô giáo (nhân vật “tôi”) đưa chiếc giỏ thức ăn ra đỡ đòn cho con Win khi nó theo Tí bụi đi ăn cắp thịt ở chợ và bị người ta đánh. |
- Thể hiện tấm lòng yêu thương, ý muốn giúp đỡ của cô giáo dành cho chú bé Tí bụi và con Win. - Giúp cảm hóa đứa trẻ “bụi đời” như Tí bụi. Sau hành động này, Tí bụi đã tự giác trả lại chiếc dép từng ăn trộm của cô và nhận sự quan tâm, chia sẻ của cô trong cuộc sống. |
Hình ảnh túp lều của Tí bụi và những dự định của cô giáo: Nhiều đêm tôi thức giấc, túp lều ngập rác và ngập cả tình yêu ấy bỗng hiện ra. Cả những dự tính. Chẳng hạn chuyện Tí bụi học chữ, đi bán vé số thay vì moi rác và ăn cắp… |
- Khẳng định cuộc sống luôn tồn tại tình yêu thương, ngay cả khi cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất. - Gửi gắm ước mơ, hi vọng của cô giáo cũng là của nhà văn về một tương lai tươi sáng hơn dành cho những đứa trẻ bất hạnh như Tí bụi. |
Chi tiết Tí bụi “trùm bao tời, khoanh người ủ ấm cho lũ chó con!” sau khi con Win bị bắt mất đi. |
- Thể hiện vẻ đẹp của nhân vật Tí bụi: sự yêu thương, chăm sóc mà chú bé dành cho đàn chó con mất mẹ. - Nhấn mạnh thông điệp của nhà văn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống. |
e. Nhận xét về nét tính cách của nhân vật Tí bụi:
- Tinh ranh, lì lợm (ăn cắp để sống, dạy con Win cách lấy trộm đồ bằng tiếng huýt sáo).
- Biết phục thiện, sửa lỗi sai (trả lại chiếc dép cho cô giáo sau khi cô đưa giỏ thức ăn đỡ đòn cho con Win ở chợ).
- Biết quan tâm, yêu thương người thân và loài vật (tình yêu dành cho người mẹ điên, tình yêu dành cho Win và bầy chó con).
f. Tư tưởng của tác giả thể hiện trong câu chuyện thông qua góc nhìn của nhân vật “tôi” và người dân trong làng:
- Cách nhân vật “tôi” nhìn nhận về Tí bụi: thấu hiểu, thương xót, giúp đỡ.
- Cách người dân nhìn nhận về Tí bụi: đề phòng, nghi ngờ, coi thường.
Sự khác biệt trong hai cách nhìn đó thể hiện cách nhìn con người, cuộc sống của nhà văn: đề cao sự đồng cảm và yêu thương, không phán xét.
g. Chủ đề của truyện Tí bụi là: tình yêu thương, lòng vị tha, bao dung với những đứa trẻ bất hạnh.
Căn cứ để xác định chủ đề:
- Câu chuyện, sự kiện: câu chuyện Tí bụi lấy dép của nhân vật “tôi”, nhân vật “tôi” thương con Win, nhân vật “tôi” giúp đỡ con Win và gia đình Tí bụi.
- Nhân vật và mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh và các nhân vật khác: Tí bụi có mối quan hệ với không gian vùng quê, với không gian căn lều rách nát của hai mẹ con, giữa Tổ bụi với cô giáo, với mẹ và con Win, với người trong vùng,..
- Chi tiết, mối quan hệ giữa các chi tiết nhan đề Ti bụi và mối quan hệ giữa nhan đề này với một loạt các chi tiết như: Tí bụi ăn trộm đồ của cô giáo, sai con Win đi ăn trộm đồ, cảm kích với sự giúp đỡ của cô giáo, biết phục thiện, biết chăm lo cho đàn chó con khi con Win bị bắt đi.
- Kết cấu: sự tương phản giữa cái nhìn của người dân trong vùng với mẹ con Ti bụi (phán xét, kì thị, xa lánh, coi thường, vô cảm.....) và thái độ, cách ứng xử của cô giáo - nhân vật “tôi” (yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ, đồng cảm,...).
- Điểm nhìn, nuôi kế, cách kể chuyện Người kể chuyện ngôi thứ nhất tạo nên sự chủ quan, nhiều cảm xúc, suy ngẫm cho câu chuyện, nhưng điểm nhìn, ngôi kể chủ yếu tập trung vào chú bé Tí bụi vừa đáng giận lại vừa đáng thương.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Nói và nghe trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Tiếng Việt trang 72 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 70 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 60 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Viết trang 73 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Tiếng Việt trang 72 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Đọc trang 70 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo
- Giải Nói và nghe trang 60 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2- Chân trời sáng tạo