Giải mục 2 trang 40, 41, 42 SGK Toán 8 – Cánh diều>
Quan sát phương trình
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
HĐ3
Video hướng dẫn giải
Quan sát phương trình (ẩn \(x\)): \(4x + 12 = 0\), nêu nhận xét về bậc của đa thức ở vế trái của phương trình đó.
Phương pháp giải:
Xác định đa thức ở vế trái rồi xác định bậc của đa thức đó.
Lời giải chi tiết:
Đa thức ở vế trái là: \(4x + 12\)
Đa thức có bậc 1
LT1
Video hướng dẫn giải
Nêu hai ví dụ về phương trình bậc nhất ẩn \(x\)
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa về phương trình bậc nhất một ẩn để đưa ra hai ví dụ về phương trình bậc nhất ẩn \(x\).
Lời giải chi tiết:
Hai ví dụ về phương trình bậc nhất ẩn \(x\):
\(3x + 9 = 0\) và \(4x - \frac{1}{2} = 0\).
LT2
Video hướng dẫn giải
Kiểm tra xem \(x = - 3\) có là nghiệm của phương trình bậc nhất \(5x + 15 = 0\) hay không.
Phương pháp giải:
Tham khảo Ví dụ 2 Sách giáo khoa Toán 8 – Cánh diều.
Lời giải chi tiết:
Thay \(x = - 3\) vào phương trình ta có: \(5.\left( { - 3} \right) + 15 = - 15 + 15 = 0\)
Vậy \(x = - 3\) là nghiệm của phương trình \(5x + 15 = 0\).
HĐ4
Video hướng dẫn giải
Nêu quy tắc chuyển vế trong một đẳng thức số.
Phương pháp giải:
Nhớ lại quy tắc chuyển vế trong một đẳng thức số đã được học.
Lời giải chi tiết:
Quy tắc: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" đổi thành dấu "−" và dấu "−" thành dấu "+".
HĐ5
Video hướng dẫn giải
Xét đẳng thức số: \(2 + 3 - 4 = 9 - 10 + 2\). Tính giá trị mỗi vế của đẳng thức đó khi nhân cả hai vế với 5 và so sánh hai giá trị nhận được.
Phương pháp giải:
- Xác định vế trái, vế phải của đẳng thức.
- Nhân mỗi vế với 5 rồi so sánh hai kết quả.
Lời giải chi tiết:
Vế trái của đẳng thức: \(2 + 3 - 4\)
Khi nhân vế trái với 5 ta được: \(5.\left( {2 + 3 - 4} \right) = 5.1 = 5\)
Vế phải của đẳng thức: \(9 - 10 + 2\)
Khi nhân vế phải với 5 ta được: \(5.\left( {9 - 10 + 2} \right) = 5.1 = 5\)
Ta thấy sau khi nhân mỗi vế với 5, giá trị của hai vế bằng nhau.
LT3
Video hướng dẫn giải
Giải các phương trình:
a) \( - 6x - 15 = 0\);
b) \( - \frac{9}{2}x + 21 = 0.\)
Phương pháp giải:
Dựa vào các quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân để giải phương trình.
Lời giải chi tiết:
a)
\(\begin{array}{l} - 6x - 15 = 0\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, - 6x = 15\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 15:\left( { - 6} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = - \frac{5}{2}\end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = - \frac{5}{2}\)
b)
\(\begin{array}{l} - \frac{9}{2}x + 21 = 0\\\,\,\,\,\,\,\,\,\, - \frac{9}{2}x = - 21\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \left( { - 21} \right):\left( { - \frac{9}{2}} \right)\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \frac{{14}}{3}\end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = \frac{{14}}{3}\)
LT4
Video hướng dẫn giải
Giải phương trình:
\(2\left( {x - 0,7} \right) - 1,6 = 1,5 - \left( {x + 1,2} \right)\).
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và quy tắc phá ngoặc để giải phương trình.
Lời giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}2\left( {x - 0,7} \right) - 1,6 = 1,5 - \left( {x + 1,2} \right)\\\,\,\,\,\,2x - 1,4 - 1,6 = 1,5 - x - 1,2\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x - 3 = 0,3 - x\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,2x + x = 0,3 + 3\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3x = 3,3\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = 1,1.\end{array}\)
Vậy phương trình có nghiệm \(x = 1,1.\)
- Giải bài 1 trang 43 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải bài 2 trang 43 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải bài 3 trang 44 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải bài 4 trang 44 SGK Toán 8 – Cánh diều
- Giải bài 5 trang 44 SGK Toán 8 – Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục