Giải mục 1 trang 7 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo>
Cho các biểu thức sau:
Hoạt động 1
Video hướng dẫn giải
Một số biểu thức được phân chia thành các nhóm như dưới đây:
a) Các biểu thức ở nhóm A có đặc điểm gì phân biệt với các biểu thức ở nhóm B và nhóm C?
b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B có đặc điểm gì chung, phân biệt với các biểu thức ở nhóm C?
Phương pháp giải:
- Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến
- Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Các biểu thức ở nhóm A là các biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Các biểu thức ở nhóm B và nhóm C là tổng, hiệu hoặc thương của các biểu thức đại số gồm một số, hoặc một tích giữa các số và các biến.
b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B chỉ gồm tổng, hiệu hoặc tích giữa các số và các biến.
Các biểu thức ở nhóm C có xuất hiện phép chia giữa các biến hoặc phép toán lấy căn bậc hai số học của biến.
Thực hành 1
Video hướng dẫn giải
Cho các biểu thức sau:
\(ab - \pi {r^2}\); \(\dfrac{{4\pi {r^3}}}{3}\); \(\dfrac{p}{{2\pi }}\); \(x - \dfrac{1}{y}\); \(0\); \(\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\); \({x^3} - x + 1\).
Trong các biểu thức trên, hãy chỉ ra:
a) Các đơn thức;
b) Các đa thức và số hạng tử của chúng
Phương pháp giải:
a) Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến
b) Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Lời giải chi tiết:
a) Các đơn thức là: \(\dfrac{{4\pi {r^3}}}{3}\); \(\dfrac{p}{{2\pi }}\); \(0\); \(\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\).
b) Các đa thức là: \(ab - \pi {r^2}\); \({x^3} - x + 1\).
Đa thức \(ab - \pi {r^2}\) có hai hạng tử.
Đa thức \({x^3} - x + 1\) có ba hạng tử
Vận dụng 1
Video hướng dẫn giải
Một bức tường hình thang có cửa sổ hình tròn với các kích thước như hình 1 (tính bằng m).
a) Viết biểu thức biểu thị diện tích bức tường (không tính phần cửa sổ).
b) Tính giá trị diện tích trên khi \(a = 2\)m; \(h = 3m\), \(r = 0,5\)m (lấy \(\pi = 3,14\); làm tròn kết quả đến hàng trăm).
Phương pháp giải:
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho \(2\).
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích bức tường (có tính cửa sổ) là: \(\dfrac{{\left( {a + 2a} \right).h}}{2} = \dfrac{{3ah}}{2} = \dfrac{3}{2}ah\).
Diện tích cửa sổ là: \(r.r.3,14 = 3,14{r^2}\)
Biểu thức biểu thị diện tích bức tường (không tính cửa sổ) là: \(S = \dfrac{3}{2}ah - 3,14{r^2}\)
b) Thay \(a = 2\)m; \(h = 3m\), \(r = 0,5\)m vào đa thức \(S\) ta có:
\(S = \dfrac{3}{2}.2.3 - 3,14.0,{5^2} = 9 - 0,785 = 8,215 \approx 8,22\)
- Giải mục 2 trang 8 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
- Giải mục 3 trang 9 SGK Toán 8 tập 1– Chân trời sáng tạo
- Giải mục 4 trang 10, 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 1 trang 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 2 trang 11 SGK Toán 8 tập 1 – Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo