Giải mục 1 trang 16 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo>
Trong thực tế chúng ta thường gặp các mô hình dẫn đến những hàm số có dạng như:
HĐ1
Video hướng dẫn giải
Trong thực tế chúng ta thường gặp các mô hình dẫn đến những hàm số có dạng như: \(y = 2x + 5;y = - x + 4;y = 5x...\)
Những hàm số này được gọi là hàm số bậc nhất. Vậy hàm số bậc nhất có dạng như thế nào?
Phương pháp giải:
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức \(y = ax + b\) với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
Lời giải chi tiết:
Ta thấy tất cả các hàm số đã cho đều có dạng \(y = ax + b\)
\(y = 2x + 5\) với \(a = 2;b = 5\); \(y = - x + 4\) với \(a = - 1;b = 4\); \(y = 5x\) với \(a = 5;b = 0\)
Do đó, hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức \(y = ax + b\) với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
TH1
Video hướng dẫn giải
Tìm các hàm số bậc nhất trong các hàm số sau đây và chỉ ra các hệ số \(a,b\) của các hàm số đó:
\(y = 4x - 7\);\(y = {x^2}\);\(y = - 6x - 4\);\(y = 4x\);\(y = \dfrac{3}{x}\);\(s = 5v + 8\);\(m = 30n - 25\).
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa hàm số bậc nhất: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức \(y = ax + b\) với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
Lời giải chi tiết:
- Hàm số\(y = 4x - 7\) là hàm số bậc nhất vì hàm số có dạng \(y = ax + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Hệ số \(a = 4;b = - 7\).
- Hàm số \(y = {x^2}\) không là hàm số bậc nhất vì hàm số không có dạng \(y = ax + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
- Hàm số \(y = - 6x - 4\)là hàm số bậc nhất vì hàm số có dạng \(y = ax + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Hệ số \(a = - 6;b = - 4\).
- Hàm số \(y = 4x\)là hàm số bậc nhất vì hàm số có dạng \(y = ax + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Hệ số \(a = 4;b = 0\).
- Hàm số \(y = \dfrac{3}{x}\) không là hàm số bậc nhất vì hàm số không có dạng \(y = ax + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
- Hàm số \(s = 5v + 8\) là hàm số bậc nhất vì hàm số có dạng \(s = av + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Hệ số \(a = 5;b = 8\).
- Hàm số \(m = 30n - 25\) là hàm số bậc nhất vì hàm số có dạng \(m = an + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Hệ số \(a = 30;b = - 25\).
VD1
Video hướng dẫn giải
Một hình chữ nhật có các kích thước là \(2m\) và \(3m\). Gọi \(y\) là chu vi của hình chữ nhật này sau khi tăng chiều dài và chiều rộng thêm \(x\left( m \right)\). Hãy chứng tỏ \(y\)là một hàm số bậc nhất theo biến số \(x\). Tìm các hệ số \(a;b\) của hàm số này.
Phương pháp giải:
- Chu vi hình chữ nhật được tính bởi công thức:
Chu vi = (chiều dài + chiều rộng) . 2 (đơn vị độ dài)
- Định nghĩa hàm số bậc nhất: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức \(y = ax + b\) với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
Lời giải chi tiết:
Sau khi tăng chiều dài thêm \(x\left( m \right)\) thì chiều dài mới của hình chữ nhật là \(3 + x\left( m \right)\)
Sau khi tăng chiều rộng thêm \(x\left( m \right)\) thì chiều rộng mới của hình chữ nhật là \(2 + x\left( m \right)\)
Chu vi mới của hình chữ nhật là:
\(y = \left( {3 + x + 2 + x} \right).2\)
\( \Leftrightarrow y = \left( {5 + 2x} \right).2\)
\( \Leftrightarrow y = 4x + 10\)
Vì hàm số \(y = 4x + 10\) có dạng \(y = ax + b\)với \(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).
Nên hàm số \(y = 4x + 10\) là hàm số bậc nhất.
Do đó \(y\) là một hàm số bậc nhất theo biến số \(x\), hệ số \(a = 4;b = 10\).
- Giải mục 2 trang 17 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải mục 3 trang 18, 19, 20, 21 SGK Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 1 trang 22 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 2 trang 22 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 3 trang 22 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Mô tả xác suất bằng tỉ số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hai hình đồng dạng SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo